Hiện nay, việc lựa chọn cho mình một công việc, một ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội là bước đi vững chắc đầu tiên để bạn bước đến thành công một cách nhanh nhất. Muốn thành công không khó nhưng nó cũng không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với nghề đầu bếp.
Kiến thức nghề bếp là vô tận từ những nguyên liệu, kỹ thuật chế biến, phương pháp nấu ăn… đều rất quan trọng để người đầu bếp có thể phát triển bản thân mỗi ngày. Để giúp những người yêu bếp, những đầu bếp có thể hoàn thiện tay nghề, nấu được nhiều món ăn ngon, phát huy khả năng sáng tạo, Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả các kiến thức trong chuyên mục kiến thức nghề bếp.
Nghề đầu bếp là gì?
Bạn có ước mong được trở thành một đầu bếp nổi tiếng nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ việc làm thế nào để trở thành một đầu bếp nấu ăn
Đầu bếp là những người có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ nấu nướng nhằm tạo ra các món ăn ở trong một không gian như nhà hàng, khách sạn, bếp ăn của các công ty,… Người đầu bếp còn làm một số công việc khác như giám sát trong nhà bếp hoặc lên menu.
Để thành một đầu bếp chuyên nghiệp bạn phải có kinh nghiệm tổng hợp trong tất cả các công việc liên quan đến nghề đầu bếp. Các công việc đó như lập menu, cân đối giá cả, thực hiện các món ăn ngon và đẹp mắt. Đặc biệt, bạn phải có kiến thức rộng về ẩm thực của các nước trên thế giới mới có thể trở thành những đầu bếp có tiếng. Nói chung, đầu bếp không phải chỉ là nấu ăn mà họ cần hội tụ đủ các kỹ năng khác và phải được đào tạo bài bản.
Thông thường, đầu bếp là những người có năng lực chuyên môn vững vàng và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc học nấu ăn chuyên nghiệp.
Công việc của người đầu bếp
– Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến. Liên tục làm vệ sinh các thiết bị này cũng như quanh khu vực nấu ăn để đảm bảo cho các món ăn sạch sẽ.
– Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn các nguyên liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng.
– Thực hiện nấu ăn bằng các phương pháp rán, nướng, quay, luộc, om, hấp, kho rim, nướng v.v… Chỉ đạo, phối hợp các hoạt động nấu ăn (trong trường hợp của bếp trưởng).
– Trình bày các món ăn đẹp mắt.
Ở các đơn vị lớn như nhà hàng, khách sạn, câu lạc bộ, tiệm ăn nhanh…, đầu bếp thường chuyên về một loại thức ăn đặc biệt, hoặc chuyên về các món ăn dân tộc như món Pháp, món Trung Quốc…
Các vị trí quan trọng trong nghề đầu bếp
- Bếp trưởng: Đứng đầu trong khu bếp sẽ là bếp trưởng – người nắm toàn quyền kiểm soát trong khu vực bếp. Với bề dày kinh nghiệm và khả năng kiểm soát mọi việc trong khu bếp diễn ra suôn sẻ nhằm đảm bảo phục vụ cho thực khách các món ăn chất lượng nhất, đúng giờ.
- Phụ bếp: Vậy còn phụ bếp là gì? Phụ bếp là người luôn bên cạnh, hỗ trợ cho bếp chính. Bên cạnh đó, công việc phụ bếp còn phải đảm bảo giữ vệ sinh khu bếp và các thiết bị máy móc luôn được sạch sẽ, tinh tươm.
Ở các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng lớn thì sẽ có nhiều đầu bếp khác nhau, chỉ chuyên về một loại món ăn như:
- Đầu bếp bánh
- Đầu bếp đồ Âu
- Đầu bếp đồ Á
- Đầu bếp Việt …
Với tính chất công việc luôn đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn, người đầu bếp phải luôn chủ động tự học nấu ăn để có thể cho ra đời các món ăn mang đậm dấu ấn cá nhân và sự khác biệt nhưng vẫn đủ lôi cuốn thực khách ghé tới.
Nghề đầu bếp sẽ cho bạn những gì?
Được sáng tạo các món ăn ngon và đẹp mắt
Mục tiêu mà những người đầu bếp luôn hướng tới là tạo ra những món ăn vừa tốt cho sức khỏe lại vừa đẹp mắt. Ngoài ra, họ còn có thể nghiên cứu để sáng tạo ra những công thức nấu ăn mới. Đặc biệt, bạn sẽ rất hạnh phúc nếu tự tay tạo ra những “tác phẩm” cho các thực khách và người thân yêu thưởng thức.
Muốn thành công ở nghề này thì bạn thực sự không thể quá vội vàng mà cần phải nỗ lực, kiên trì và sáng tạo không ngừng. Vì vậy, nhờ có nghề này mà bạn sẽ hiểu được ý nghĩa đặc biệt của mỗi món ăn.
Mức lương thưởng hấp dẫn
Nghề đầu bếp trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành một nghề “hot” do nhu cầu thưởng thức món ăn của con người ngày càng cao. Vì vậy, bất kể nơi đâu cũng sẽ chào đón bạn với mức lương hậu hĩnh nếu bạn có tay nghề cao. Hiện nay, ngành du lịch phát triển rất mạnh mẽ. Mà du lịch lại thường đi đôi với ẩm thực vì vậy cơ hội việc làm của nghề này cao hơn rất nhiều so với các nghề khác. Mức lương của đầu bếp dao động từ 10 đến trên 30 triệu tùy vào đơn vị mà bạn đầu quân.
Môi trường làm việc đa dạng
Môi trường làm việc của nghề đầu bếp khá đa dạng như khách sạn, nhà hàng, trường học, tại các doanh nghiệp, bệnh viện,… Vì vậy, đầu bếp có nhiều sự lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng cũng như sở thích của riêng mình.
Đặc biệt, tại môi trường khách sạn, nhà hàng những người đầu bếp sẽ gặp khá nhiều áp lực. Bởi tại những nơi này, họ sẽ phải tạo ra các món ăn trong thời gian nhanh nhất để kịp các yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn phải ngon và đẹp mắt. Nhưng chính nhờ những áp lực này mà những người đầu bếp sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, tạo nên các phản xạ nhanh trong công việc.
Cơ hội nghề nghiệp của nghề đầu bếp
Hiện nay, ngành du lịch của Việt Nam phát triển không ngừng. Điều này, kéo theo các nhà hàng, khách sạn được xây dựng ở khắp các địa điểm du lịch nổi tiếng. Vì vậy, những nơi này rất cần nguồn nhân lực đầu bếp chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay những lượng học viên sau khi học xong vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.
Vì vậy, cơ hội phát triển của nghề này khá cao. Nếu bạn là học viên mới ra trường có thể làm các công việc phụ bếp với mức lương không cao. Tuy nhiên, công việc này sẽ giúp bạn trau dồi được nhiều kỹ năng và kiến thức để lên các vị trí cao hơn như đầu bếp, bếp trưởng,… Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm và am hiểu về nhiều nền ẩm thực thì bạn có thể làm đầu bếp tại các khách sạn lớn. Tại đây, lương của đầu bếp sẽ rất cao cùng với nhiều khoản thưởng hậu hĩnh.
Hoặc nếu bạn không muốn làm thuê thì sau khi tốt nghiệp các khóa học có thể tự mở các quán kinh doanh riêng về đồ ăn. Tuy nhiên, để mở được quán bạn cũng cần có những kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả để duy trì được lâu dài.
Nghề đầu bếp là nghề có cơ hội việc làm rất lớn với thu nhập hấp dẫn. Vì vậy nếu bạn có đam mê thì hãy đăng ký học ngay các khóa học bài bản để có thể theo đuổi được nghề này. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nghề và định hình được con đường bạn sẽ đi.
Muốn thành công trong nghề đầu bếp đòi hỏi những yếu tố gì?
Nghiêm túc học nấu ăn
Khi bạn đã đặt mục tiêu muốn gắn bó lâu dài với nghề nấu ăn thì ngay từ khi bắt đầu bạn nên chăm chỉ, chú ý học tập. Đặc biệt, với nghề này việc đầu tư thực hành để lên tay nghề là điều không hề thừa thãi. Bạn phải luôn giữ đam mê trong người, nỗ lực tập trung thì mới thấy được nhiều điều thú vị trong nghề bếp.
Mỗi lần bạn thực hành và gặp những khó khăn, trở ngại thì bạn sẽ càng tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân, cũng như nâng cao tay nghề. Việc bạn tự học nấu ăn chính là cách bạn đang dành cơ hội trải nghiệm thực tế và khám phá năng lực của chính mình.
Đặt ra mục tiêu cho tương lai
Khi bạn định hình mục tiêu tương lai để phấn đấu thì điều đó đồng nghĩa bạn sẽ vẽ ra cho mình một lộ trình dài hơi giúp bạn có hướng đi chính xác trên con đường trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp hoặc hơn thế là một đầu bếp nổi tiếng.
Nỗ lực thực hiện ước mơ
Không có bất cứ ai ngay từ khi sinh ra đã có tài năng thiên bẩm về ẩm thực, nấu ăn. Những kinh nghiệm quý báu mà bạn có được là cả một quá trình dài hơi. Bạn có đam mê nhưng lại không biết bản thân mình nên bắt đầu từ đâu.
Chủ động tự học nấu ăn
Việc tự học nấu ăn cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp bạn thuần thục các bước trong nấu nướng và biết thêm được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, với những món ăn mà bạn yêu thích, thay vì chỉ biết thưởng thức chúng, bạn tìm tòi công thức làm ra chúng. Cách học này khá hay, vừa giúp bạn mở rộng kiến thức mà lại còn tiết kiệm chi phí chi trả rất nhiều.
Kỹ Năng Quan Trọng Mà Đầu Bếp Chuyên Nghiệp Cần Nằm Lòng
Giữ dao luôn sắc bén
Dao là công cụ hỗ trợ đắc lực, cũng là “cánh tay phải” của Đầu bếp. Bộ dao luôn phải được bảo quản kỹ càng và mỗi Đầu bếp sẽ có bí quyết riêng để giữ gìn dao luôn được sắc bén. 5 nguyên tắc khi bảo quản dao mà Đầu bếp cần ghi nhớ là:
- Phân loại dao sử dụng cho từng loại nguyên liệu cụ thể.
- Cực kỳ cẩn trọng khi mài dao.
- Tuyệt đối không dùng máy rửa chén để rửa dao.
- Với mỗi loại dao mà bạn có ý định sử dụng, hãy chọn một loại thớt phù hợp.
- Sau khi sử dụng, hãy cắm dao vào giá gỗ hoặc bọc dao cẩn thận.
Khu vực làm việc luôn sạch sẽ
Khu vực làm việc sạch sẽ là một trong những tiêu chuẩn của người Đầu bếp chuyên nghiệp không thể thiếu. Đây cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người khi mới bước chân vào nghề ở vị trí phụ bếp. Một căn bếp hoàn chỉnh sẽ được phân chia khu vực cụ thể và mỗi khu vực đảm nhiệm một chức năng khác nhau. Nhiệm vụ của Đầu bếp là giữ sạch sẽ khu vực làm việc của mình. Trong quá trình nấu nướng, hãy nhớ sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu đúng nơi quy định, dọn dẹp những đồ dư thừa ngay khi có thể.
Rèn luyện kỹ năng nêm nếm
Vị giác chuẩn xác là yếu tố quan trọng làm nên các món ăn ngon. Đầu bếp biết cách nhận biết cũng như điều chỉnh gia vị sẽ tạo được hương vị đúng như mong muốn và tính chất của món ăn. Một số Đầu bếp sẽ có khả năng bẩm sinh với các mùi vị nhưng phần lớn các Đầu bếp đều phải luyện tập hàng ngày để có cách xác định hợp lý, chính xác nhất.
Kiểm soát nhiệt độ
Trong Ẩm thực có nhiều hình thức để chế biến khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị của khách hàng, phong cách của Đầu bếp hoặc hình thức của món ăn đó. Dù bạn sử dụng phương pháp nào, bạn cũng cần biết cách điều chỉnh nhiệt độ cho từng giai đoạn để thức ăn không bị quá chín hoặc quá sống. Bên cạnh đó, Đầu bếp cũng cần kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tức là cân bằng cảm xúc cá nhân để hoạt động hiệu quả nhất ngay cả khi đang trong thời gian cao điểm.
Không từ chối công việc dù là nhỏ nhất
Lộ trình nghề Bếp luôn đi lên từ những vị trí thấp nhất, nếu bạn muốn làm Bếp trưởng, bạn cũng cần có các bước khởi đầu nhỏ và thuần thục những công việc đơn giản nhất. Việc Bếp chính hay thậm chí là Bếp trưởng điều hành cũng xắn tay áo và chuẩn bị nguyên liệu, lau dọn dụng cụ không phải xa lạ. Hãy cùng hỗ trợ đồng nghiệp, biết cách quan sát và chia sẻ khó khăn với những nhân viên xung quanh mình.
Nâng cao kiến thức về Ẩm thực
Nếu muốn trở thành một Đầu bếp giỏi, bạn luôn phải tìm tòi, khám phá những điều mới lạ cũng như xu hướng thị trường để kết hợp, biến hóa thành món ăn của riêng mình. Thông qua tài liệu, sách báo, các chương trình truyền hình, hội thảo hay cuộc thi về Ẩm thực, bạn sẽ có thêm những trải nghiệm bổ ích để áp dụng vào công việc thực tế. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để bạn vươn tới đỉnh cao của nghề, chạm vào ngôi sao Michelin danh giá.
Ghi chép thông tin quan trọng
Bạn sẽ không thể tự mình nhớ hết hàng tá thông tin quan trọng, vì vậy hãy ghi nhớ bằng cách ghi chép các công thức, mẹo nấu ăn ngon, những bí kíp hay, địa chỉ uy tín mua nguyên vật liệu hay kế hoạch làm việc trong ngày… Từ đó, bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ làm việc và kịp thời tìm kiếm thông tin khi cần.
Biết cách lắng nghe
Một người biết lắng nghe sẽ học được nhiều điều hay và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người. Người Đầu bếp có thể lắng nghe phản hồi của khách hàng dù cho đó là lời khen hay phê bình thì họ cũng sẽ biết cách cố gắng làm tốt hơn trong lần tiếp theo, mang đến sản phẩm hoàn hảo nhất.
Những khó khăn mà nghề đầu bếp thường phải đối mặt
Thiếu thời gian để ngủ
Nếu bạn xác định theo nghề bếp thì bên cạnh những thành công bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, thậm chí là cả những áp lực kèm theo đó nữa.
Người đầu bếp thường sẽ phải kiểm soát tình hình mọi việc trong khu vực bếp từ các thực phẩm, nguyên vật liệu mua vào, cách sơ chế các món ăn, các vật dụng dùng cho việc nấu nướng….
Cảm xúc vui buồn đan xen lẫn lộn
Bất cứ công việc nào cũng đều sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc khác nhau, trong đó nghề đầu bếp cũng vậy. Họ sẽ luôn phải chịu những khó khăn, áp lực để sáng tạo ra những món ăn độc đáo, bắt mắt, hương vị đáp ứng yêu cầu của thực khách.
Thường xuyên chỉ được làm những công việc tẻ nhạt
Ở các nhà hàng, khách sạn, những điều đầu tiên bạn phải làm trong việc học làm đầu bếp sẽ là từ cách cầm dao, rửa rau cho đúng quy định … chứ không phải là được học xào, nấu, học nghề pha chế thì đúng là thực sự quá tẻ nhạt. Dưới đây là những điểm không hấp dẫn của nghề đầu bếp:
Lắng nghe những lời lẽ không hay
Nếu chỉ tìm hiểu sơ qua, bạn sẽ thấy nghề đầu bếp cũng khá đơn giản và có nhiều cơ hội để phát triển nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Trong khu bếp, bạn luôn phải đối mặt với các áp lực khác nhau từ thời gian phục vụ thực khách hay sức nóng được tỏa ra từ các bếp nấu…
KẾT LUẬN: Nếu bạn ước mong trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và muốn gắn bó lâu dài với nghề này thì nên nắm vững những điều trên. Hi vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn định hình được công việc làm đầu bếp. Chúc bạn thành công trong tương lai!
XEM THÊM: Kinh Doanh Đồng Hồ Online, Cần Bao Nhiêu Vốn, Hiệu Quả Cao Cho Người Mới
xem thêm: Kiếm Tiền Từ Game, Chơi Game Kiếm Tiền Thật Không Phải Ai Cũng Biết
Nguồn:chefjob,timviec,caodangvietmy,internet….
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
nghề đầu bếp cao quý
nghề đầu bếp
nghề đầu bếp lương bao nhiêu
nghề đầu bếp học khối nào
nghề đầu bếp có tương lai không
nghề đầu bếp tiếng anh là gì
nghề đầu bếp là gì
nghề đầu bếp học trường nào
nghề đầu bếp cần những gì
nghề đầu bếp ở việt nam
nghề đầu bếp bánh
nghề đầu bếp bao nhiêu
dạy nghề đầu bếp
học nghề đầu bếp cần gì
nghề đầu bếp có cần bằng cấp 3
nghề đầu bếp có tương lai không
nghề đầu bếp cần những gì
nghề đầu bếp là gì
giới thiệu về nghề đầu bếp
làm giàu từ nghề đầu bếp
nghề đầu bếp học khối nào
nỗi khổ nghề đầu bếp
học nghề đầu bếp có khó không
nghề đầu bếp có vất vả không
nghề đầu bếp có tương lai không
khó khăn của nghề đầu bếp
nghề đầu bếp ở mỹ
nghề đầu bếp ở đức
nghề đầu bếp ở việt nam
học nghề đầu bếp ở đà nẵng
học nghề đầu bếp ở tphcm
học nghề đầu bếp ở hà nội
yêu cầu của nghề đầu bếp