Phần mềm cầm đồ giúp các chủ cửa hàng có thể quản lý giao dịch, quản lý các khoản cho vay, quản lý nhân viên,… dễ dàng hơn rất nhiều. Việc quản lý tiền cho vay cầm đồ, tín chấp, cho vay tiền góp, với những tính năng tự động tính tiền lãi, ngày trả lãi, thực hiện các giao dịch trả bớt gốc, vay thêm chỉ bằng những thao tác nhanh chóng, không cần đau đầu để nhớ, hay phải ghi chép thủ công dễ nhầm lẫn.
Mở tiệm cầm đồ cần những gì?
Bạn cần đăng ký kinh doanh
Mở cửa hàng cầm đồ có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có, bạn cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Bởi vì nếu không có giấy phép đăng ký kinh doanh, bạn có thể bị xử phạt rất nặng khi bị kiểm tra.
Bạn cần thuê cửa hàng
Nếu bạn chưa có mặt bằng hay cửa hàng thì cần tiến hành thuê cửa hàng. Địa chỉ cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác kinh doanh, bởi vì nếu bạn thuê được cửa hàng ở vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư, thì sẽ thu hút đông khách hàng hơn so với những khu vực khác. Do đó, hãy cân nhắc kỹ trong vấn đề này.
Mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn?
Một trong những điều quan trọng khi bạn làm công việc cầm đồ đó chính là vấn đề vốn. Vậy mở cửa hàng cầm đồ cần bao nhiêu vốn? Thực tế thì số vốn cần thiết để kinh doanh cầm đồ sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện, khả năng kinh tế của bạn, quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có… Ví dụ bạn đã có mặt bằng thì chỉ cần vốn để nhập cầm đồ là có thể kinh doanh, nhưng nếu bạn chưa có cửa hàng thì phải có thêm vốn để thuê cửa hàng. Do đó, số vốn này khó để nói ra một con số chính xác.
Để có thể mở một cửa hàng cầm đồ bạn cần phải chuẩn bị một số vốn khá lớn và cần xác định được mình có bao nhiêu vốn để có kế hoạch mở cửa hàng sao cho phù hợp. Nếu như bạn có một số vốn lớn và cần mở một cửa hàng lớn thì số vốn trên 200 triệu đồng.
Còn đối với hình thức cầm điện thoại và laptop, xe máy thì khoảng 100 triệu đồng là có thể hoạt động được. Khi kinh doanh trong lĩnh vực này bạn cần phải xác định rõ ràng không nên để tồn tiền vốn mà nên xoay vòng theo hệ thống, thức là cái này quá hạn khách không đến chuộc lại cần thanh lý ngay để lấy số vốn đó tiếp tục xoay vòng và phục vụ cho mục đích kinh doanh khác.
Bên cạnh đó, khi làm việc trong môi trường này gặp khá nhiều rủi ro, bạn phải rành trong việc kiểm tra những đồ mà khách hàng cầm cố để định được mức giá sao cho phù hợp nhất., Chỉ nên nhận cầm đồ những thứ có giá trị và có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng để tránh những thiệt hại về sau này.
Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
Bạn cần có một bản kế hoạch mở tiệm cầm đồ cụ thể khi kinh doanh. Tuy không cần quá phức tạp nhưng phải có cách quản lý cửa hàng cầm đồ rõ ràng, có bí quyết kinh doanh cầm đồ riêng. Để có thể nắm rõ tình hình kinh doanh của cửa hàng ngay khi bắt đầu hoạt động. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ các cửa hàng khác để từ đó có ý tưởng riêng cho cửa hàng của mình.
Chọn địa điểm mở tiệm cầm đồ
Muốn xác định địa điểm mở tiệm cầm đồ, trước tiên bạn cần khảo sát thị trường. Chúng ta cần quan tâm đến một số thông tin như:
- Đối tượng khách hàng hướng đến là ai: là những người thường xuyên chơi cá độ, hay những người lao động có thu nhập thấp nhiều khi cần cầm cố để xoay sở vấn đề nào đó trong cuộc sống…. Nếu quanh đó chỉ toàn là các hộ gia đình có mức sống cao, có điều kiện thì bạn không nên mở tiệm cầm đồ tại đó.
- Xung quanh địa điểm dự định kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không, tình hình hoạt động của họ như thế nào, mức lãi suất họ đang áp dụng là bao nhiêu, có nhiều khách hàng đến cầm đồ tại tiệm của họ hay không…?
- Đối với những tiệm cầm đồ bạn nên chọn mặt bằng rộng rãi để có thể chứa được những đồ mà khách hàng cầm, tiếp theo là địa điểm cần ở những nơi đông dân cư và trang bị các thiết bị phòng tránh cháy nổ một cách cẩn thận để đề phòng cháy nổ xảy ra có thể gây thiệt hại rất lớn về tài sản.
Chú ý xác minh tài sản trước khi cầm đồ
Một trong những lý do mà nhiều người vẫn có cái nhìn khắt khe về dịch vụ cầm đồ đó chính là tính minh bạch. Có nhiều trường hợp những đồ vật được đem đi cầm đồ không phải là đồ chính chủ mà bị ăn cắp. Để hạn chế việc nhận cầm đồ nhầm những món đồ ăn cắp, không hợp pháp bạn nên xác minh thông tin, nguồn gốc của món đồ đó trước khi đồng ý cầm đồ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hi hữu khi đã xác minh giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng nhưng đó lại là tài sản ăn cắp. Trong trường hợp này, nhiều tiệm cầm đồ sẽ lựa chọn cách bán lại một cách im lặng để thu hồi vốn. Nhưng cũng có nhiều tiệm đem giao lại cho công an, chấp nhận thua lỗ để đảm bảo uy tín và cái tâm của người làm nghề.
Đầu tiên, một trong những điều kiện đủ mà chủ tiệm cần có đó là kinh nghiệm và khả năng nhìn nhận giá trị từng món đồ để có thể định giá cầm và phân biệt thật giả. Trên thị trường có rất nhiều hành vì lừa đảo tinh vi, họ có thể làm ra những món đồ giả nhìn giống y như những món đồ thật. Nếu không có kinh nghiệm thì sẽ không thể nhìn ra được.
Áp Dụng Phần mềm quản lý cầm đồ đơn giản, chính xác
Quản lý hợp đồng
– Quản lý danh sách hợp đồng: hỗ trợ tìm kiếm hợp đồng theo Mã hợp đồng, Tên khách hàng, Ngày tạo hợp đồng, Trạng thái hợp đồng,…
– Cập nhật khi có giao dịch mới: đóng lãi, vay thêm hoặc trả bớt gốc, gia hạn hợp đồng,…
– Cập nhật trạng thái hợp đồng (đã trả lãi, nợ lãi, quá hạn, đóng, thanh lý,..)
– Tạo mới hợp đồng, bao gồm các thông tin: Mã hợp đồng; Tên khách hàng, Số CMND, Số điện thoại, địa chỉ khách hàng; Mặt hàng cầm; Trạng thái hợp đồng; Số tiền giao khách; Hình thức lãi; Thu lãi trước; Số lãi; Số ngày vay; Số ngày đóng lãi; Ngày cầm/ Ngày tạo hợp đồng,…
– Cập nhật đóng lãi: Quản lý lịch đóng tiền, Tiền trả gốc, Vay thêm, Gia hạn, Đóng hợp đồng, Nợ, Lịch sử giao dịch của hợp đồng.
– Hệ thống nhắc nhở, cảnh báo trên trang chủ các hợp đồng quá hạn để có biện pháp giải quyết, thanh lý; nhắc nhở đến ngày đóng lãi để nhân viên thông báo cho khách hàng.
Mở tiệm cầm đồ cần những giấy tờ và điều kiện gì? Liệu bạn đã lên kế hoạch cho dự định mở tiệm cầm đồ cho mình. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp thì hãy đọc bài viết này “Kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ“, có thể sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức đấy!
Kinh doanh cầm đồ là một mô hình kinh doanh không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên cầm đồ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như chưa có sự chuẩn bị và hiểu biết nhất định. Vì vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm kinh doanh cầm đồ hiệu quả
Quản lý các mặt hàng cầm
– Quản lý danh sách các mặt hàng cầm, hỗ trợ tìm kiếm theo: Tên mặt hàng, Mã hợp đồng, Tên khách hàng,…
– Thống kê các mặt hàng có ở cửa hàng: tên hàng, đơn vị tính, cầm đồ/mua/trả/thanh lý/ bán,..
– Hỗ trợ export ra file excel.
– Tạo phiếu mua hàng, phiếu bán hàng với các thông tin như: Ngày; Số phiếu; Thông tin khách; Tên hàng; Số lượng; Giá; Nhân viên bán,…
– Quản lý danh mục phiếu mua hàng, phiếu bán hàng, cho phép tìm kiếm với bộ lọc đa dạng.
– Quản lý hàng tồn kho: tên mặt hàng, đơn vị tính, số tồn kho, tồn cầm đồ, tổng tồn, giá trị,..
– Hỗ trợ export ra file excel phiếu mua bán hàng, danh mục hàng tồn kho.
Quản lý nhân sự
– Quản lý danh mục nhân viên, phân quyền sử dụng phần mềm cho từng nhân viên.
– Quản lý danh mục ca làm việc
– Quản lý chấm công, tính lương
– Quản lý bảng lương, tạm ứng lương
Quản lý tài chính
– Danh sách phiếu thu, chi
– Quản lý công nợ: công nợ phải thu, công nợ phải trả.
– Quản lý quỹ: danh mục lý do thu chi, tạo phiếu thu, tạo phiếu chi, danh mục phiếu thu chi, tồn quỹ,…
– Thống kê lỗ/lãi theo ngày, tháng, năm.
– Hệ thống bảng biểu đa dạng, giúp dễ dàng tạo các báo cáo tài chính.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện |
Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;
d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
11. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
12. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
13. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
14. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.
15. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
16. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
xem thêm: Bí Quyết Kinh Doanh Vàng Bạc Đá Quý Hiệu Quả
xem thêm: Kinh Doanh Đồ Ăn Đêm, Bí Quyết Kinh Doanh Đồ Ăn Đêm Lãi Cao
kết luận: chúc các bạn thành công!
nguồn: thuvienphapluat,phanmemviet,nhanh,nternet….
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
mở tiệm cầm đồ cần những gì
mở tiệm cầm đồ
mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn
mở tiệm cầm đồ cần những thủ tục gì
mở tiệm cầm đồ cần giấy tờ gì
mở tiệm cầm đồ f88
mở tiệm cầm đồ cần gì
mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu tiền
mở tiệm cầm đồ voz
mở cửa hàng cầm đồ cần những gì
mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu vốn
mở tiệm cầm đồ cần bao nhiêu tiền
mở cửa hàng cầm đồ cần bao nhiêu vốn
các bước mở tiệm cầm đồ
những điều cần biết khi mở tiệm cầm đồ
cần bao nhiêu vốn để mở tiệm cầm đồ
mở tiệm cầm đồ lãi suất bao nhiêu