Bún đậu mắm tôm là món ăn nổi tiếng ở Hà Nội, được lòng cả giới trẻ lẫn người già vì giá cả bình dân cũng như hương vị khi ăn cũng rất độc đáo. Chính vì là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nên ngày càng có nhiều quán ăn bán bún đậu mọc lên, đặc biệt ở các khu dân cư, ngõ phố, các nơi có đông sinh viên, nhân viên văn phòng . Dưới đây là kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm đã được tổng hợp lại và đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về kinh doanh bún đậu mắm tôm.
Kinh Nghiệm Mở Quán Bún Đậu Mắm Tôm Thành Công
Chọn địa điểm kinh doanh hợp lý
Bún đậu vốn không phải là món ăn hạng sang, đối tượng khách hàng của món ăn này chủ yếu là sinh viên, dân công sở thu nhập bình thường, do vậy địa điểm đặt quán cũng không cần quá đắt tiền, trang trọng như nhà hàng 5 sao, chỉ cần đảm bảo được tiêu chí sạch – thoáng là được.
Theo đó, kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm là chọn những nơi gần nhà trọ, trường hợp, các con ngõ gần tòa nhà văn phòng. Đây là những địa điểm vàng đặt quán bún đậu, không chỉ giúp giảm thiểu được chi phí thuê mặt bằng mà giúp bạn tiếp cận gần khách hàng của mình hơn.
Mua sắm đồ bán bún đậu mắm tôm
Mở quán bún đậu mắm tôm cần những gì? Mở cửa hàng bún đậu bình dân, bạn chỉ cần mua sắm những đồ đơn giản. Nếu biết cách mua bàn ghế nhựa thanh lý sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Sau đây là một số gợi ý khi mua sắm đồ bán bún đậu mắm tôm cho cửa hàng:
- Bàn nhựa Song Long 15 chiếc, giá 105.000/chiếc;
- Ghế nhựa Song Long: 60 chiếc, giá 20.000/chiếc;
- Đĩa bày đậu và bún: 120 chiếc, giá 5 nghìn đồng/chiếc;
- Bát con pha mắm tôm, nước chấm: 60 chiếc, giá 2 nghìn đồng/chiếc;
- Rổ nhựa nhỏ đựng quất, rau thơm: 100 chiếc, giá 3 nghìn đồng/chiếc;
- Bếp gas, 2 chảo lớn, đũa, kéo cắt bún và đậu, mẹt đựng bún…
Mách nhỏ với bạn: Để cạnh tranh tranh thành công thì việc tạo được nét đặc trưng riêng của quán để hút khách mới lại là điều khó.Thay vì dùng đĩa nhựa để bày đồ ăn như quán bên cạnh thì chị dùng mẹt có lót lá chuối cho món ăn thêm phần dân dã, hấp dẫn.
Setup không gian
Cách bài trí cửa hàng sẽ phản ánh một phần con người của chủ nhân quán,từ cách bạn đặt bàn, khoảng cách giữa các vị trí, hoa trang trí đặt ở đâu đều cần tính toán khoa học. Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm mắm tôm trong trường hợp này là bạn chỉ cần bài trí đơn giản, lồng vào đó 1 chút cá tính sao cho hài hòa với toàn bộ không gian trong và ngoài quán.
Tìm kiếm nguồn nguyên liệu
Dù bạn mở bất kỳ hàng ăn nào thì đâu tiên bạn cần có đó là nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa hóa chất gây hại cho sức khỏe con người. Một suất bún đậu mắm tôm cơ bản gồm có 4 thành phần chính là bún, đậu, rau sống và nước chấm ( mắm tôm), trong đó nước chấm là yếu tố quyết định đến sự thành công của món ăn. Do đó, bạn bắt buộc phải trang bị cho bản thân kinh nghiệm lựa chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín.
Tiêu chí chọn nguyên liệu cụ thể như sau:
– Bún ăn: là bún bánh trắng (bún miếng), sợi nhỏ và mềm nhưng không dễ gãy, đứt.
– Đậu ngon: tốt nhất là chọn đậu mơ thì khi rán mới dễ lên màu vàng, vỏ giòn, thơm ngọt khi ăn.
– Mắm tôm: phải là mắm tôm mới, thơm đặc trưng, không có mùi lại.
– Các loại rau thơm, đặc biệt là rau kinh giới phải luôn nhập tươi mỗi ngày, sạch, không thuốc trừ sâu.
Khai trương mở quán bún đậu mắm tôm
Để nhiều người biết đến cửa hàng bún đậu của bạn, khi chuẩn bị khai trương bạn hãy cho người phát tờ rơi khu vực quanh cửa hàng. Đừng quên có những chính sách giảm giá hấp dẫn.
Sau đây là một số gợi ý để bạn thu hút khách hàng:
- Phát tờ rơi giảm giá 10-15% cho ngày đầu khai trương;
- Giảm 20% cho nhóm đi từ 5 người trở lên;
- Tặng kèm trà đá, trà nóng hoặc kẹo cao su cho khách đến ăn.
Theo khảo sát, mỗi suất bún đậu chỉ gồm bún, đậu và mắm tôm đã có giá 25.000 đồng. Một ký bún có giá khoảng 10.000 đồng. Mỗi kg bún có thể chia ra cho ít nhất 5 suất, tính ra chỉ 2.000 tiền bún/một suất bún đậu mắm tôm. Mỗi suất bún đậu có hai bìa đậu phụ rán giòn (khoảng 2.000 đồng/một bìa đậu), tính ra hết chưa đến 5.000 đồng tiền đậu.
Cộng thêm các chi phí khác như tiền mắm tôm, rau sống, giấy ăn, gia vị… có thể thấy một suất bún đậu mắm tôm chi phí chỉ khoảng 10.000 đồng. Như vậy, với mỗi suất bún đậu được bán với giá 25.000 đồng, bạn có thể thu lãi 15 nghìn đồng/suất.
Khi đã có một lượng khách tương đối ổn định bạn có thể bán kèm các món khác như bún giả cầy, bún nem, chả cốm hay lòng lợn, trà đá, lúc đó lợi nhuận sẽ tăng gấp bội.
Bí quyết kinh doanh bún đậu mắm tôm đông khách
Nhiều cửa hàng bún đậu nhìn rất hấp dẫn nhưng lại không hề đông khách bởi điểm trừ của họ là “mắm tôm pha không chuẩn”. Món bún đậu hấp dẫn bởi 4 yếu tố hòa quyện như đã nói ở trên là bún, đậu, rau thơm và mắm tôm. Bí quyết pha mắm tôm rất quan trọng.
Bác Lâm Thị Quế chia sẻ bí quyết pha mắm tôm mà khách nào ăn cũng “tấm tắc khen ngon” của mình: “Đầu tiên, để có bát nước mắm tôm chấm bún đậu ngon thì đương nhiên là mắm tôm phải là loại ngon. Mắm ngon là khi nếm mắm phải có vị ngọt, thanh chứ không khẳn. Nếu mắm tôm nhìn hơi hồng hồng càng ngon, màu trông đen sì là mắm không ngon và là mắm để lâu rồi”.
“Mắm pha phải đầy đủ gia vị như ớt, đường, chanh. Cho thêm một chút rượu nữa để khử bớt mùi mắm. Khi ăn cho thêm chút mỡ (nếu dùng dầu cũng được nhưng không ngon bằng mỡ) dùng chiên đậu và khi cho vào phải để mỡ hơi nguội (để tránh làm mắm tôm vón và lắng xuống đáy)”, bác Quế tiết lộ thêm.
Ngoài ra mỗi suất sẽ được chủ quán tặng thêm một chiếc kẹo cao su để khách hàng dùng sau khi ăn xong. Bạn Hồng Nhung (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Mình cũng chưa ăn quán bên kia bao giờ nên không biết quán nào ngon hơn nhưng được cái có kẹo cao su miễn phí nên cảm giác như được quan tâm nhiều hơn.”
Còn theo chủ quán bún đậu trên đường Đại La, chất lượng của mắm tôm quyết định rất lớn tới sự thành công của quán.
Ngoài ra, một bí quyết nữa giúp cửa hàng của bạn lúc nào cũng đông khách đó là sử dụng rau thơm là rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bạn chỉ cần treo một biển quảng cáo: “ Bún đậu bình dân, 100% rau sạch”, chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng hiếu kì.
Học cách chế biến chuẩn trước khi mở quán bún đậu mắm tôm
Thông thường khi mà bạn mong muốn buôn bán sản phẩm gì, mở một quán ăn nào, điều quan trọng thứ nhất là cần phải khai thác rõ và kỹ hàng hóa muốn kinh doanh, cách chế biến như thế nào, nhập hàng từ đâu. Riêng về kế hoạch mở quán bún đậu mắm tôm nếu bạn muốn bán ra thị trường món ăn ngon đậm đà khẩu vị này cần đầu tư một thời gian học hỏi cách chế biến bún đậu mắm tôm theo đúng hương vị Hà Nội.
Để chế biến được bún đậu mắm tôm đúng hương vị miền Bắc ngon từ bún, đậu, nem rán, chả cốm…và đặc biệt vị mắm tôm thanh chua ngọt cay thì bạn phải nghiên cứu học tập rất nhiều. Vậy học chế biến món bún đậu mắm tôm ở đâu? Mách cho bạn, hãy học tập công thức từ sách báo, các clip chế biến món bún đậu mắm tôm qua mạng internet của người Bắc; hoặc bạn có thể đầu tư đăng ký một suất học chế biến thức ăn này tại trường Ẩm thực, không chỉ có vậy bạn thực sự có thể đến tại các quán bún đậu mắm tôm nổi tiếng để thưởng thức và rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình cần phải làm gì để có 1 mẹt bún đậu mắm tôm vừa ngon vừa rẻ lại được lòng người khác.
Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm – nguyên vật liệu
Với bất kì hàng ăn nào, nguyên liệu tươi ngon luôn được quý khách hàng để ý đầu tiên. bún đậu mắm tôm có 4 loại nguyên liệu chính là bún, đậu, rau thơm và nhất là mắm tôm. Ngoài những nguyên liệu ấy, những tiệm hàng hóa còn bổ sung thêm những nguyên liệu khác cho đa dạng như: dồi, lòng, dạ dày, chả cốm…Cần có bài học để lựa chọn nhà sản xuất chất lượng với mức giá tối ưu.
Tiêu chí chọn nguyên liệu
Món chính là bún bánh. Bạn nên chọn bún trắng, sợi nhỏ và mềm, đậu ngon đặc biệt là đậu mơ, rán giòn tan, thơm vàng. Mắm tôm phải mơi, pha mắm tôm cần thơm ngon, dậy mùi. Rau thơm, nhất là rau kinh giới phải tươi và sạch. Ở món bún đậu, mấu chốt là mắm tôm, đây là món đưa ra quyết định đến việc quán của bạn có đông khách hay không.
Cách pha mắm tôm “chuẩn vị”
Nguyên liệu để pha chế mắm tôm gồm:
– Mắm tôm: 2 thìa
– Đường: 1 thìa coffee
– Chanh: 1/2 quả
– Ớt tươi: 1 quả
– Rượu trắng: một nửa thìa coffee
– Hành khô: 1 củ
– Dầu ăn: 2 thìa
Những bước làm để pha mắm tôm gồm:
– Mắm cho vào bát nhỏ. Cho tiếp chanh, rượu và đường, sử dụng đũa đảo đều lên cho tới khi sủi tăm là được.
– Cho dầu ăn vào chảo, đun sôi, bỏ hành khô đã được băm nhuyễn vào rồi phi vàng lên.
– Đổ bát hỗn hợp mắm tôm, chanh, đường vào, đun nóng lên rồi bỏ ra bát. Ớt tươi cắt nhỏ, bỏ hạt cho vào.
Không chỉ có vậy, bạn cũng nên chú ý đến dầu ăn để rán đậu. Không nên ham rẻ mà dùng dầu ăn không rõ nguồn gốc gây tác động đến sức khỏe khách hàng.
Thái độ phục vụ niềm nở
Để khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái nhất, chính là bạn nên niềm nở với tất cả mọi người. Đây là một lưu ý cực kỳ quan trọng giúp bạn có thêm điểm cộng cho khách hàng. Nếu quán bạn thuê nhân viên phục vụ, hãy đào tạo cho họ làm sao thật chuyên nghiệp và thân thiện nhất
Một cửa hàng tràn ngập nụ cười sẽ tốt hơn nếu như khách hàng không cảm thấy sự chào đón tận tình của bạn. Nên nhớ rằng ” khách hàng là thượng đế ” trong bài học kinh doanh
Bài toán kinh doanh từ bán bún đậu
Bún đậu là món ăn vặt, nên chi phí bỏ ra không cao so với những loại đồ ăn khác như bún phở nước. Chỉ cần có đậu, rau, bún và nước chấm hoặc thịt 3 chỉ. Là đã hoàn thành 1 suất bún đậu thơm ngon
Bún đậu hiện nay mỗi suất thường từ 15.000 – 20.000 đồng/suất. Có thể hơn nếu mẹt có nhiều đồ đi kèm. Trung bình người bán sẽ bỏ ra chí phí 5 – 7k/suất và thu về từ 10.000 – 13.000 đồng tiền lãi. Nếu như trung bình một ngày bạn bán khoảng 50 – 60 mẹt ( có thể hơn nếu đông khách ). Hóa đơn cùng với đồ uống và những món ăn khác đi kèm. Thì đã lại khoảng 1 triệu – 1,5 triệu đồng mỗi ngày
Đây là con số chứng thực đã được nhiều chủ cơ sở bán bún đậu xác nhận. Vì mỗi suất bún đậu giá hợp lý, lại phù hợp với túi tiền của nhiều người. Đặc biệt là học sinh, sinh viên và người thu nhập thấp. Nên bạn có thể thấy hầu như quán bún đậu nào cũng đông nếu sạch sẽ và giá phù hợp
Mở quán bán bún đậu cần nguồn vốn bao nhiêu ?
Bạn cần phân chia nguồn vốn sao cho hợp lý nhất, và khoảng nguồn vốn bạn cần là 35 triệu cho những chi phí sau:
– Chí phí thuê mặt bằng kinh doanh : khoảng 4 triệu đồng/tháng, 12 triệu/3 tháng
– Đầu tư trang thiết bị như :
- Bàn nhựa Song Long 10 chiếc, giá 105.000/chiếc;
- Ghế nhựa Song Long: 30 chiếc, giá 20.000/chiếc;
- Đĩa bày đậu và bún: 50 chiếc, giá 5 nghìn đồng/chiếc;
- Bát con pha mắm tôm, nước chấm: 50 chiếc, giá 2 nghìn đồng/chiếc;
- Rổ nhựa nhỏ đựng quất, rau thơm: 30 chiếc, giá 3 nghìn đồng/chiếc;
- Bếp gas, 2 chảo lớn, đũa, kéo cắt bún và đậu, mẹt đựng bún…
– Có thể chi thêm chi phí quảng cáo trên các ứng dụng xã hội như : Facebook, Lozi, Foody …
– Và nhớ để ra một khoản tiền dự trù kinh doanh cho 1-2 tháng đầu
xem thêm: Bí Quyết + Kinh Nghiệm Mở Quán Bán Bánh Cuốn Để Thành Công
xem thêm: Kinh Nghiệm Kinh Doanh Văn Phòng Phẩm, Các Bước Để Thành Công
kết luận: chúc các bạn thành công!
nguồn: atpacademy,inoxquanghuy,sapo,internet……
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
mở quán bún đậu mắm tôm
mở quán bún đậu mắm tôm cần bao nhiêu vốn
mở quán bún đậu mắm tôm cần những gì
mở quán bún đậu mắm tôm cần bao nhiêu tiền
mở quán bún đậu mắm tôm cần gì
cách mở quán bún đậu mắm tôm
vốn mở quán bún đậu mắm tôm
muốn mở quán bún đậu mắm tôm
học mở quán bún đậu mắm tôm
mở 1 quán bún đậu mắm tôm cần những gì
mở quán bún đậu mắm tôm cần bao nhiêu vốn
mở quán bún đậu mắm tôm cần những gì
mở quán bún đậu mắm tôm cần bao nhiêu tiền
mở quán bún đậu mắm tôm cần gì
mở 1 quán bún đậu mắm tôm cần những gì
cách mở quán bún đậu mắm tôm
chi phí mở quán bún đậu mắm tôm
có nên mở quán bún đậu mắm tôm
cách thức mở quán bún đậu mắm tôm
các bước để mở quán bún đậu mắm tôm