Bạn có ý định mở cửa hàng sửa chữa quần áo nhưng lại không biết phải chuẩn bị những gì? Đăng ký kinh doanh như thế nào? Tiến hành ra sao? Lưu ý những gì? Quần áo là một trong những đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và khi quần áo hỏng, một trong các lựa chọn được nhiều người sử dụng chính là sửa chữa phần bị hỏng tại tiệm sửa chữa quần áo. Trong bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ các kinh nghiệm mở tiệm sửa chữa quần áo.
Mở cửa hàng sửa chữa quần áo có khó không?
Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng sửa chữa quần áo mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa trang phục bị lỗi của người tiêu dùng. Theo quan sát của chúng tôi, có rất nhiều cửa hàng mở ra rất “mua may bán đắt” nhưng cũng có những nơi sửa chữa quần áo lại chẳng có ai ghé thăm. Vậy nguyên nhân là do đâu:
Nghề sửa chữa quần áo là nghề không khó. Tuy nhiên, cái nghề đặc thù này lại yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm và sự khéo léo, tinh tế của người thợ. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến vấn đề làm ăn của một cửa hàng sửa chữa quần áo.
Muốn mở cửa hàng sửa chữa quần áo cần chuẩn bị những gì?
Để mở cửa hàng sửa chữa quần áo, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin, thủ tục liên quan như:
Chuẩn bị mặt bằng cho cửa hàng
– Bạn có ý tưởng kinh doanh sửa chữa quần áo nhưng lại không có mặt bằng sẵn để làm cửa hàng thì một điều chắc chắn là bạn sẽ phải thuê cửa hàng. Bạn nên chọn thuê cửa hàng có mặt tiền, gần khu dân cư, gần đường lớn. Như vậy mới có thể thu hút khách hàng.
Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng
– Vốn mở cửa hàng kinh doanh sửa chữa quần áo là vấn đề luôn được quan tâm khi kinh doanh. Bởi vì ai cũng muốn biết mức vốn tối thiểu mình cần chuẩn bị khi kinh doanh là bao nhiêu. Vậy mở cửa hàng sửa chữa quần áo cần bao nhiêu vốn? – Thực tế, thì vốn mở hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện sẵn có cũng như quy mô cửa hàng. Bởi vì nếu bạn không cần thuê cửa hàng hay chỉ mở cửa hàng nhỏ thì mức vốn sẽ ít. Tuy nhiên, nếu bạn phải thuê cửa hàng hoặc mở cửa hàng có quy mô lớn thì mức vốn cũng sẽ cao hơn. Do đó, rất khó để đưa ra một con số chính xác về số vốn mở cửa hàng.
– Nhưng như đã trình bày ở trên thì căn cứ theo mức chi phí thị trường hiện tại, bạn cần chuẩn bị từ 20 – 50 triệu mới có thể mở cửa hàng.
Chuẩn bị tên cho cửa hàng
– Tên cửa hàng sửa chữa quần áo phải có đầy đủ cấu trúc (gồm loại hình và tên riêng). Tên riêng cửa hàng không được trùng lặp, không được giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện.
– Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu trái thuần phong mỹ tục, thiếu văn hóa để đặt tên cho cửa hàng. Có thể đặt tên cho cửa hàng bằng tiếng anh hoặc tên viết tắt.
Cửa hàng sửa chữa những loại quần áo nào?
Điều này lại phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của người thợ sửa chữa quần áo. Hiện nay, các cửa hàng chỉnh sửa quần áo ngày càng đa dạng nhiều mặt hàng như sửa chữa áo da, sửa chữa áo khoác, sửa chữa váy đầm, sửa chữa áo dài… Để có thể cạnh tranh và phát triển được, chủ tiệm cần có sự cân đối dịch vụ, chất lượng với mức giá của mình.
Ngoài ra, bạn cần phải lên kế hoạch quảng cáo, PR cho cửa hàng sửa chữa quần áo mới mở của mình nữa…
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng sửa quần áo
Khi mở cửa hàng sửa chữa quần áo thì bạn không thể bỏ qua việc đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, khi mở cửa hàng, bạn có thể áp dụng hình thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể để thuận lợi kinh doanh. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm những thủ tục sau:
– Hợp đồng thuê cửa hàng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao.
– Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
– Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng.
>>> Bạn mang hồ sơ nộp lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa sửa chữa quần áo đầy đủ, hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hay không hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND trong vòng 5 ngày làm việc.
Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng
Một số vấn đề bạn cần đặc biệt lưu ý khi mở cửa hàng sửa quần áo, bạn không thể bỏ qua bao gồm:
Lưu ý về số lượng cửa hàng:
– Bạn chỉ được đăng ký kinh doanh và mở 1 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nếu muốn mở nhiều cửa hàng hay chuỗi cửa hàng. Bạn cần tiến hành thay đổi hình thức kinh doanh và phải tiến hàng thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Lưu ý về việc đóng thuế
Sau khi mở cửa hàng sửa chữa quần áo và có giấy phép kinh doanh. Cửa hàng của bạn sẽ hoạt động dưới hình thức cơ sở kinh doanh. Do đó, theo quy định chung, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như sau:
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập
– Thuế môn bài
Kinh nghiệm mở tiệm sửa chữa quần áo về loại hình kinh doanh
Theo kinh nghiệm mở cửa tiệm sửa quần áo của chúng tôi, loại hình kinh doanh thường được lựa chọn là hộ kinh doanh, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nhưng loại hình kinh doanh được lựa chọn phổ biến nhất thường là hộ kinh doanh. Bởi tiệm sửa chữa quần áo thường được mở với quy mô nhỏ, đơn lẻ, ít nhân viên, cơ cấu tổ chức đơn giản,…
Kinh nghiệm mở tiệm sửa chữa quần áo về ngành nghề
Trong hệ thống ngành nghề Việt Nam, để được kinh doanh dịch vụ sửa quần áo, các cá nhân, tổ chức cần đăng ký ngành nghề phù hợp với dịch vụ sửa chữa quần áo. Với kinh nghiệm mở tiệm sửa quần áo lâu năm, chúng tôi có thể khuyên các bạn lựa chọn ngành nghề với mã ngành: 9529 và tên ngành: Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác chưa được phân vào đâu.
Kinh nghiệm mở tiệm sửa chữa quần áo về tên
Theo Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc đặt tên hộ kinh doanh cho tiệm sửa chữa quần áo cần tuân thủ theo các quy định pháp luật như sau: Hộ kinh doanh về sửa chữa quần áo có tên gọi riêng.
Tên hộ kinh doanh sửa chữa quần áo bao gồm hai thành tố là: loại hình “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Tên riêng của hộ kinh doanh sửa chữa quần áo không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đặc biệt, các bạn cần lưu ý hai điểm sau trong việc đặt tên cho hộ kinh doanh sửa chữa quần áo:
– Hộ kinh doanh sửa chữa quần áo không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Tên riêng hộ kinh doanh sửa chữa quần áo không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
xem thêm:Kinh Doanh Cho Thuê Quần Áo Dự Tiệc, Kinh Nghiệm Kinh Doanh
xem thêm;Kinh Nghiệm Kinh Doanh Đồ Lưu Niệm , Bán Đồ Lưu Niệm
kết luận: chúc các bạn thành công!
nguồn:
nguồn:,namvietluat,accgroup,internet……
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
sửa chữa quần áo big mama
sửa chữa quần áo times city
kinh nghiệm sửa chữa quần áo
mở tiệm sửa chữa quần áo
mở tiệm sửa chữa quần áo lời nhiều