Kinh Nghiệm Kinh Doanh Mở Shop Quần Áo
1.Tiềm năng của ngành kinh doanh quần áo
Bước đầu bạn cần nghiêm túc suy nghĩ trả lời câu hỏi tại sao nên chọn quần áo thời trang để kinh doanh mà không phải một mặt hàng khác? Và tại sao bạn cần phải biết mở shop quần áo cần những gì?
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu bán hàng chọn để khởi nghiệp. Và Nó là những nguyên nhân giải thích vì sao bạn nên kinh doanh thời trang thay vì những lĩnh vực khác:
- Tập khách hàng lớn, thị trường tiềm năng và chưa hề có đặc điểm chững lại: chúng ta có thể mở shop quần áo nữ, quần áo nam, cửa hàng thời trang mẹ và bé, cửa hàng thời trang trung niên…
- Tỉ lệ nguy cơ khi đầu tư thấp hơn một số ngành thương mại khác. Đặc biệt với phương thức kinh doanh quần áo Trực tuyến trên mạng xã hội hoặc sàn TMĐT, bạn sẽ không cần mất chi phí mở gian hàng, không cần thuê chỗ mở cửa hàng.
- Vốn khởi nghiệp mở cửa hàng áo quần nhỏ hơn một vài người ngành hàng bán hàng khác như điện tử – điện mạnh, phụ kiện ô tô xe máy, đồ nội thất…
- Nhiều loại nguồn hàng: xưởng may, làm đại lý cho hãng thời trang, nhập từ chợ quần áo đầu mối, nguồn hàng áo quần từ các trang TMĐT như taobao…
- Cách thức tiếp xúc người mua hàng đơn giản
Thời trang luôn được biết đến là một trong những ngành hàng bán hàng chiếm thị phần lớn nhất hiện nay bởi mong muốn cũng giống như xu hướng thay đổi từng ngày. Đó là nguyên nhân mà nhiều nhà khởi nghiệp Lựa chọn mở cửa hàng áo quần để bắt tay vào làm việc khởi nghiệp của mình.
Luôn đi chung với cuộc sống của toàn bộ mọi người và đa dạng hàng hóa, mong muốn ở từng lứa tuổi, cách điệu hay đối tượng mục tiêu người mua hàng đặc biệt, mở shop áo quần là ngành giúp chúng ta có thể định hình rõ ràng cách điệu cửa hàng cũng giống như đối tượng mục tiêu khách hàng mà mình hướng đến để chắc chắn khả năng tiêu thụ và hiệu quả bán hàng của shop.
Nhu cầu và nguồn cung thị trường lớn đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong ngành hàng này là vô cùng lớn. Hiểu rõ thị trường và nắm bắt kịp thời mọi xu hướng là yếu tố quyết định giúp Bạn có thể thành công bước vào tâm trí khách hàng giữa hàng ngàn shop và nhãn hiệu thời trang ngoài kia.
2. Bắt đầu mở shop quần áo
Ý tưởng về cửa hàng
Bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở shop quần áo là phải phác thảo ý tưởng về cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét vẽ phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn như:
- Xác định phong cách thời trang
- Đặt tên cửa hàng
- Mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu
- Mục đích và định hướng mà cửa hàng theo đuổi là gì?
Xác định phong cách thời trang
Kinh nghiệm mở shop quần áo thành công của nhiều người cho hay, phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các…
Lập kế hoạch kinh doanh quần áo
Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, việc đầu tiên là phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người mới bắt đầu kinh doanh.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi.
Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
- Đối thủ đang làm như thế nào
Người Việt có câu châm ngôn: “Buôn có bạn, bán có phường”, khi có kế hoạch mở shop quần áo, bạn hãy tìm hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất liệu có đảm bảo. Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm mở shop quần áo cho mình nhé.
Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, trong bản kế hoạch kinh doanh thời trang, điều bạn cần ghi nhớ: nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc.
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm.
Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
Cần phần tích mô hình kinh doanh quần áo của đối thủ cạnh tranh
- Phân tích cạnh tranh
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn.
Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, xem họ đang kinh doanh mô hình thời trang nào. Sau đó tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.
3.Học hỏi kinh nghiệp kinh doanh quần áo thời trang
Một trong những điều cần biết khi mở shop quần áo, đó là học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh từ người đi trước. Từ đó, đặt ra mục tiêu khi kinh doanh cửa hàng. Mục tiêu ấy có khả năng đạt được hay không, thực hiện trong bao lâu, làm sao để đạt được mục tiêu ấy?
Chẳng hạn: Mục tiêu đạt lợi nhuận 300 triệu trong năm đầu tiên, ổn định cửa hàng sau 2 tháng đi vào hoạt động… Và câu trả lời về con đường tiến đến mục tiêu, đó là lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng.
4.Hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết
Kế hoạch kinh doanh quần áo là gì? Kế hoạch kinh doanh là những nội dung thể hiện dưới dạng tài liệu phác thảo, thể hiện chi tiết quá trình kinh doanh của cửa hàng quần áo trong một khoảng thời gian nhất định.
Kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang của nhiều chủ cửa hàng quần áo, giày dép cho thấy, kế hoạch kinh doanh là cực kì quan trọng. Nó giúp chủ shop biết được mình cần phải làm những gì, không bỏ sót các đầu việc. Đồng thời xác định được rõ hướng đi của cửa hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
Xác định mô hình kinh doanh shop thời trang
Bạn nên chọn được mô hình kinh doanh trước khi tìm kiếm khách hàng. Bởi có thể khi kiếm tìm khách hàng mục tiêu rồi nhưng mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp, việc bạn đã làm là công cốc.
Hiện nay, kinh doanh quần áo, giày dép có nhiều mô hình để chủ shop có thể theo đuổi.
- Phổ biến là mở shop bán lẻ, mở shop bán buôn với nguồn hàng có sẵn
- Kinh doanh thời trang thiết kế tự may
- Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu,
- Kinh doanh chuỗi cửa hàng thời trang
Về hình thức kinh doanh cửa hàng có offline và online, kinh nghiệm bước đầu kinh doanh bạn nên chọn hình thức kinh doanh online trên Facebook, Instagram hoặc cac sàn TMĐT phổ biến hiện nay (Shopee, Lazada, Sendo…). Mỗi kênh bán hàng đều có những ưu/nhược điểm khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thêm Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki?
Xác định khách hàng mục tiêu
Khi buôn bán quần áo, bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai. Hay ai là người có thể mua quần áo, túi xách của bạn? Xác định được đối tượng này, bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng phù hợp với đối tượng tiềm năng mua hàng. Đồng thời, khách hàng cũng là người có khả năng chi trả cho những mặt hàng bạn bán.
Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ đơn thuần xem họ là ai. Bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin khác như:
- Khách hàng ở đâu?
- Độ tuổi là bao nhiêu?
- Nghề nghiệp của họ?
- Sở thích, thói quen hàng ngày?
- Kênh mua sắm yêu thích của họ?
- Mức thu nhập bình quân của họ?
Càng xây dựng chi tiết chân dung khách hàng, bạn càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó hiểu được thói quen sở thích của họ để tư vấn khách hàng, bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
MISA eShop ví dụ về chân dung khách hàng tại một shop thời trang trẻ em từ 1 – 10 tuổi như sau:
Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền?
Mở shop quần áo nam cần bao nhiêu tiền? Mở shop thời trang thiết kế cần bao nhiêu tiền? Hay mở shop quần áo trẻ em cần bao nhiêu tiền?Mở shop quần áo nữ cần bao nhiêu vốn?… Đây là những câu hỏi mà hầu hết chủ shop đều băn khoăn khi chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng.
Số vốn mở cửa hàng quần áo, giày dép hay phụ kiện sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, mô hình kinh doanh và khu vực địa lý mở shop thời trang. Dao động từ 50 đến 300 triệu với các shop thời trang đại chúng.
Với các shop thời trang hàng hiệu hay nhượng quyền thương hiệu lớn, mở shop có thể tiêu tốn số vốn từ 1 tới vài tỷ đồng. Và tất nhiên, để hoạch định số vốn bạn cần, MISA eShop sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn có thể chuẩn bị số vốn gần đúng nhất với khoản vốn thực tế cần bỏ ra.
Số vốn để kinh doanh quần áo online
Khi mở shop online, số vốn của bạn chuẩn bị sẽ thấp hơn nhiều so với các shop thời trang có mặt bằng lớn tại các khu phố trung tâm. Theo đó, chi phí vốn bỏ ra bao gồm:
- Vốn nhập hàng hóa (khoảng 5-30 triệu đồng)
- Chi phí chạy quảng cáo online (6-20 triệu tùy vào ngân sách bạn chạy)
- Một vài chi phí khác như đóng gói hàng hóa, hóa đơn, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và đơn hàng online (khoảng 10 triệu).
Như vậy, để mở một shop quần áo thời trang online bạn cần chuẩn bị vốn tối thiểu khoảng 30 triệu để sẵn sàng hoạt động một shop online hiệu quả.
Mở cửa hàng quần áo cần bao nhiêu tiền?
Để mở một shop thời trang nam, nữ hay các shop giày dép, phụ kiện, bạn cần chuẩn bị số vốn nhiều hơn khi kinh doanh quần áo online. Trong đó, những khoản mục chi phí không thể thiếu khi mở shop thời trang bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng (từ 3-50 triệu đồng) tùy vào từng khu vực là các tỉnh thành hay thành phố lớn, trong mặt ngõ hay ngoài mặt phố, một mặt tiền hay 2,3 mặt tiền,… Và trong hợp đồng, bên cho thuê cũng thường yêu cầu bạn đóng trước 3 – 6 tháng tiền thuê mặt bằng.
- Vốn nhập hàng hóa (20-50 triệu đồng): do là cửa hàng nên bạn cần treo đủ số lượng và mẫu mã tại cửa hàng, tránh tình trạng để trống các giá kệ treo đồ.
- Vốn trang trí, mua sắm dụng cụ, thiết bị tại cửa hàng (20-50 triệu). Bao gồm chi phí trang trí mặt tiền cửa hàng, bảng biển, giá kệ treo đồ, móc treo quần áo, manocanh…
- Chi phí phát sinh khác: 10 triệu đồng
Nếu mở một shop bán hàng, hãy cầm chắc trong tay tối thiểu 200 triệu để có thể khai trương shop quần áo một cách trơn tru, thuận lợi, đây là con số khiêm tốn với các shop thời trang nhỏ trong mặt ngõ hoặc ở các tỉnh thành có chi phí thuê mặt bằng thấp. Hoặc không tính đến phí thuê mặt bằng do kinh doanh cửa hàng tại nhà.
5.Kinh nghiệm nhập hàng quần áo, giày dép chất lượng, giá rẻ?
Mở cửa hàng thời trang cần chuẩn bị những gì? Tất nhiên không thể thiếu được những mặt hàng quần áo, giày dép hay phụ kiện chất lượng. Nhưng nhập hàng ở đâu lại là câu hỏi nhiều chủ shop quan tâm hơn cả. Dưới đây là một số đầu mối bạn có thể nhập được nguồn hàng thời trang đa dạng, chất lượng:
- Nhập quần áo, giày dép Quảng Châu
- Nhập hàng thời trang Thái Lan
- Nhập quần áo chợ Ninh Hiệp
- Nhập quần áo, giày dép chợ Đồng Xuân
- Nhập hàng giá sỉ chợ An Đông
- Nhập hàng giá sỉ chợ Tân Bình…
- Nhập hàng từ các xưởng may uy tín
- Nhập hàng từ các thương hiệu nhượng quyền (với những cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền)
- Nhập hàng từ các công ty may mặc chính hãng (với các cửa hàng là đại lý cho công ty)
6.Đăng kí giấy phép kinh doanh mở shop thời trang
Có rất nhiều chủ shop thắc mắc “Mở shop thời trang có cần giấy phép kinh doanh không?”. Câu trả lời là có.
Đăng kí giấy phép kinh doanh dành cho hộ cá thể là thủ tục bắt buộc khi bạn mở cửa hàng thời trang. Để tránh việc bị kiểm tra thủ tục hành chính đột xuất từ phía công an thị trường, hãy đảm bảo việc kinh doanh của bạn đã có giấy phép.
Thủ tục đăng kí kinh doanh không quá phức tạp, để biết cách đăng kí giấy phép kinh doanh, bạn có thể đọc hướng dẫn tại đây.
Nếu không có giấy phép đăng kí kinh doanh, cửa hàng của bạn có thể bị gián đoạn việc buôn bán do bị đề nghị dừng kinh doanh cho đến khi có giấy phép. Hoặc bị xử phạt hành chính, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị thu giữ hàng hóa khi bán hàng không có xuất xứ… Chính bởi vậy, đừng quên đăng kí giấy phép kinh doanh để khởi sự bán hàng thành công nhé!
7.kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh thời trang
Buôn có phường, bán có chợ là kinh nghiệm để chọn một địa điểm kinh doanh quần áo, giày dép thuận lợi.
Những tiêu chí để chọn được một mặt bằng kinh doanh tốt bao gồm:
- Vị trí cửa hàng
- Diện tích mặt bằng
- Tiềm năng kinh doanh của mặt bằng
- Chi phí thuê mặt bằng
- Mức độ nhận biết và thuận tiện
Tùy vào khả năng tài chính và chiến lược bán hàng, bạn hãy chọn cho mình một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn, với các mặt hàng bình dân, bạn có thể mở trên mặt phố nhỏ, mặt ngõ thuận tiện giao thông, khu vực đông dân cư.
Nhưng với mặt hàng cao cấp, bạn cần mở shop tại nơi có khu vực đông dân cư, dân trí cao hoặc tại các mặt phố lớn, thu hút tầm nhìn và là nơi sầm uất, qua lại của các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, hãy cân nhắc về yếu tố chi phí thuê cửa hàng. Nếu phải đầu tư quá nhiều vào chi phí mặt bằng mà tiềm năng bán hàng chưa thực sự tốt, hãy xem lại nơi đó có thực sự tốt cho việc kinh doanh trong tương lai hay không?
8.Thiết kế và trang trí cửa hàng thời trang
Sau khi chọn được mặt bằng, hãy định hình phong cách thiết kế cho cửa hàng bạn. Một trong những xu hướng lên ngôi trong thiết kế cửa hàng bán lẻ, đó là xu hướng xanh. Tận dụng ánh sáng tự nhiên, bổ sung cây xanh và các vật liệu tự nhiên để đem lại trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng.
xem thêm: Kinh Doanh Đồ Ăn Vặt -Kinh Nghiệm Kiếm Tiền Quý Băú
KẾT LUẬN:
Trên đây là những kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho những chủ shop tương lai có ý định kinh doanh biết cách bán quần áo hiệu quả, lện kế hoạch kinh doanh và triển khai kế hoạch thành công hơn.
nguồn: thework,sapo,misa….
xem thêm : Kinh Doanh Phụ Kiện Thú Cưng-Hiệu Quả
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
mở shop quần áo
mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn
mở shop quần áo cần những gì
mở shop quần áo với 30 triệu
mở shop quần áo với 100 triệu
mở shop quần áo nhỏ cần bao nhiêu vốn
mở shop quần áo cần giấy tờ gì
mở shop quần áo với 10 triệu
mở shop quần áo với 50 triệu
mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh
mở shop quần áo 2hand
mở shop quần áo với 200 triệu
mở shop quần áo có lãi không
mở shop quần áo có phải đóng thuế không
mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn
mở cửa hàng quần áo cần bao nhiêu vốn
mở shop quần áo online cần những gì
mở shop quần áo trẻ em online
mở shop quần áo trẻ em xuất khẩu