• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
    • Kiến Thức Instagram
    • Kiến Thức Tiktok
    • Kiến Thức Facebook
    • Kiến Thức Youtube
    • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Chuyên Mục
    • Mẹo Hay
    • Phần Mềm Marketing
    • Dịch Vụ Uy Tín
  • Chủ Đề Khác
    • Hình Ảnh
    • Bất Động Sản
    • Những Câu Nói Hay
    • Phần Mềm Miễn Phí
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Kiến Thức 5s
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
    • Kiến Thức Instagram
    • Kiến Thức Tiktok
    • Kiến Thức Facebook
    • Kiến Thức Youtube
    • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Chuyên Mục
    • Mẹo Hay
    • Phần Mềm Marketing
    • Dịch Vụ Uy Tín
  • Chủ Đề Khác
    • Hình Ảnh
    • Bất Động Sản
    • Những Câu Nói Hay
    • Phần Mềm Miễn Phí
  • Liên Hệ
Kiến Thức 5s
No Result
View All Result
Trang chủ Blog

Kinh Doanh Thủy Hải Sản , Kinh Nghiệm Cho Người Mới Bắt Đầu

Admin Bởi Admin
Trong Blog, Kiến Thức Kinh Doanh
0
Kinh Doanh Thuy Hai San 2
257
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Chỉa sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Nội Dung Chính Bài Viết

  1. Kiến Thức ,Kinh Nghiệm Kinh Koanh Thủy Hải Sản
  2. Lợi thế khi mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản tươi sống
  3. Các bước để bắt đầu kinh doanh thủy hải sản online
    1. Kiến thức chọn lựa và kinh nghiệm bảo quản hải sản
    2. Nghiên cứu thị trường
    3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
    4. Xác định nguồn hàng uy tín, chất lượng
    5. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết 
    6. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
  4. Quy định về kinh doanh thủy hải sản tươi sống
    1. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản nào cần xin giấy an toàn vệ sinh  thực phẩm?
    2. Trình tự thủ tục cấp Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.
      1. Bước 1:
      2. Bước 2:
      3. Bước 3:
      4. Bước 4:
    3. Hồ sơ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.
    4. Điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý:
      1. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh (phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…);
      2. Người trực tiếp bán hàng (đảm bảo sức khỏe để kinh doanh; được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm …)
    5. Về cơ sở kinh doanh
    6. Về loại hình kinh doanh
    7. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh thủy hải sản
    8. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
    9. Các điều kiện khác
    10. Những thắc mắc thường gặp của khách hàng:
      1. Các loại giấy phép cần có để xin giấy phép kinh doanh thủy hải sản gồm những gì?
      2. Thời hạn xin cấp giấy phép kinh doanh thủy hải sản là bao lâu?
5/5 - (6 bình chọn)

Kinh doanh thủy hải sản đã và đang là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh thủy hải sản theo đó cũng không ngừng phát triển.

Lĩnh hội kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống là rất cần thiết với những bạn bắt đầu mở vựa hải sản. Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản tươi sống thực tế bạn có thể tham khảo và áp dụng vào mô hình kinh doanh hải thủy sản của mình.

Kiến Thức ,Kinh Nghiệm Kinh Koanh Thủy Hải Sản

Trước khi kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, để thành công được thì bạn cần phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về sản phẩm đầu tiên. Nếu không thể am hiểu chuyên sâu, ít nhất bạn cũng nên biết một vài đặc điểm cơ bản để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. Thực phẩm nói chung và thủy hải sản nói riêng là một trong những mặt hàng không quá khó để bạn trang bị cho mình kiến thức. 

Hải sản 4 tỉnh miền Trung an toàn, nuôi trồng và kinh doanh trở lại bình  thường | An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá phức tạp thì hãy để kienthuc5s điểm qua cho bạn những điểm cần lưu ý nhất dưới đây nhé. Đối với thủy hải sản, kiến thức quan trọng hàng đầu là kiến thức về lựa chọn và bảo quản. Sau đây là cách chọn và bảo quản một số mặt hàng tiêu biểu: 

Tôm: Tôm ngon là những con còn săn chắc, màu trắng không đục, vỏ cứng, còn nguyên càng và không có màu sắc khác lạ. Đặc biệt, phần đầu tôm phải dính chặt vào thân tôm. Tránh chọn tôm bị gãy hoặc lỏng đầu vì đó là những con tôm có độ tươi kém. Nếu muốn thử độ tươi của tôm bạn có thể cho vào nước, tôm tươi và có chất lượng tốt sẽ vẫn còn sống và có khả năng bơi được. 

Mực: Ngoại trừ mực sim, bạn nên chọn những con mực to, thịt chắc, mình dày và còn nguyên túi mực. 

Cua, ghẹ: Đối với cua, ghẹ, những con có kích thước nhỏ hoặc vừa phải sẽ ngon hơn kích thước lớn. Khi dùng tay bấm nhẹ vào thân thì thịt cũng không được lõm xuống tương tự như đối với cá. Đặc biệt khi nhấc lên càng của chúng phải co lại thì mới đảm bảo độ tươi. 

Cá: Trong số các loại thủy hải sản, cá là một trong những mặt hàng dễ nhận biết nhất. Cá tươi ngon là phải còn sống, bơi khỏe, mắt sáng. Ngoài ra trên thân cá phải không bị bong tróc hay rách vây. Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng tay ấn nhẹ vào thân cá rồi thả tay ra. Nếu thấy thịt cá không bị lún xuống thì tức nghĩa là cá còn tươi. 

Lợi thế khi mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản tươi sống

Hải sản là nguồn cung cấp protein quan trọng, axit béo Omega-3, nhiều dưỡng chất thiết yếu và ít chất béo bão hòa, nhiều chủng loại khác nhau và đa dạng cách chế biến và thưởng thức. Ngày nay, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người cần có chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều loại hải sản, rau xanh, thịt… để đảm bảo cho trái tim khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển đầy đủ.

Từ xu hướng này, nhiều người đã mạnh dạn kinh doanh thủy hải sản online, với tính năng cho phép khách đặt hàng và chủ shop giao tận nơi, khá nhiều người đã thành công nhờ biết cách vận dụng những cách làm khác biệt vào trong chiến lược kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, cũng giống như kinh doanh các mặt hàng khác, không phải ai cũng có thể thành công khi mở cửa hàng hải sản tươi sống, để trở thành địa chỉ uy tín với khách hàng. Phần lớn thất bại là do thiếu kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản và kỹ năng chọn lựa và hệ thống bảo quản thực phẩm; không hiểu rõ thị trường và nhu cầu khách hàng; không có nguồn hàng ổn định; website không thân thiện với khách hàng và chưa biết cách tiếp cận chính xác với người tiêu dùng.

Kinh nghiệm mở vựa hải sản lãi 3-4 lần mỗi tháng cho người mới

Các bước để bắt đầu kinh doanh thủy hải sản online

Kiến thức chọn lựa và kinh nghiệm bảo quản hải sản

Một kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống đầu tiên cần nhớ rõ, vì nó quyết định rất lớn đến sự tồn tại tại cửa hàng của bạn.

Để có thể tự mình lấy hàng, bán hàng hải sản tươi sống, trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình những thông tin và bí quyết chọn loại thực phẩm đặc biệt này. Bên cạnh đó, nếu bạn đã có nguồn cung cấp là hải sản được đánh bắt và vận chuyển trong ngày, bạn vẫn cần trang bị cho mình những thông tin hữu ích để có thể kiểm tra và tư vấn cho khách hàng.

Kinh nghiệm chọn lựa chung cho các loại hải sản: Cần tươi, vẫn còn sống, khỏe mạnh, không có vết xước trên da hoặc mai, không rụng càng, mất vảy. Kinh nghiệm chọn hải sản tươi sống thường được sử dụng:

3 mô hình kinh doanh hải sản giúp hốt bạc ngày Tết - SUNO.vn Blog

– Tôm: Thân săn chắc, vỏ cứng, có màu trắng không đục hay chuyển sang đỏ, các càng còn nguyên, không có mùi tanh và phần đầu dính chặt vào thân, nếu vẫn ở trong nước thì tôm cần đang bơi.

– Cua, ghẹ: Con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn con to; bấm vào phần yếm không bị lõm; khi nhấc lên thì càng sẽ co vào là ghẹ tươi.

– Cá: cá còn bơi, mắt cá sáng; nếu ấn nhẹ vào mình cá nhanh chóng trở về nguyên trạng thì là cá tươi.

– Mực: mực tươi nên chọn con to (trừ mực sim), mình dày, thịt chắc, túi mực không bị vỡ.

– Ngao, sò: vì chọn số lượng nhiều nên bạn cần chọn những con không có mùi lạ. 

Mặt hàng bạn dự định bán là hải sản tươi sống, thường được đánh bắt vào sáng sớm và vận chuyển ngay nên nếu có thể, yêu cầu người bán hoặc vận chuyển chứa hải sản trong thùng nước biển, sục khí oxi. Bạn vừa bảo quản được sản phẩm vừa có thể dễ dàng chọn được con tươi sống. Do đó, bạn cần trang bị thêm cho mình 1 số kỹ năng và sản phẩm bảo quản thực phẩm tại kho.

Tùy vào cách sơ chế và bảo quản của nhà xe hoặc nhà cung cấp nguồn hàng, họ có thể bảo quản theo cách phù hợp với thời gian và địa điểm vận chuyển. Ngay khi nhận được hàng, cần cho hải sản vào thùng xốp hoặc bể sục nước biển để chúng luôn giữ được độ tươi sống. Bạn có thể chọn cách bảo quản tươi hoặc sống để vận chuyển hải sản đến tận tay từng khách hàng của mình.

Nếu bảo quản sống, sẽ đảm bảo chất lượng hải sản sau khi đánh bắt nhưng thời gian bảo quản không cao. Cách này thường được áp dụng cho tôm, cá vì yêu cầu có nước biển và sục khí liên tục. Thời gian bảo quản không quá 5 tiếng. Bảo quản tươi sẽ cho thời gian bảo quản lâu hơn, do chủ yếu là gây chết hải sản bằng nước đá để vận chuyển đi xa.Thời gian bảo quản không quá 12 giờ. Ngoài ra bạn nên đầu tư tủ lạnh thực phẩm để bảo quản trong trường hợp tồn hàng, chưa kịp chuyển đơn cho khách hàng.

Nghiên cứu thị trường

Trong bước nghiên cứu thị trường, 2 việc quan trọng nhất bạn cần phải làm được là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng. Hãy tìm hiểu xem số đông những người xung quanh khu vực bạn định mở cửa hàng thích sản phẩm gì, thu nhập trung bình của họ bao nhiêu, thói quen của họ như thế nào. 

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty kinh doanh thủy hải sản

Đặc biệt, đừng bỏ qua những đối thủ cạnh tranh của bạn quanh khu vực đó. Nếu bạn đi sau, hãy chắc chắn rằng bạn phải đem lại nhiều giá trị hơn đến tay khách hàng hoặc bạn phải có một lợi thế nào đó để khách hàng ủng hộ sản phẩm của bạn. Hãy lấy khách hàng làm trung tâm để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nhưng nếu muốn có chỗ đứng lâu dài trên thị trường thì đừng quên phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. 

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Mặt bằng là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh hải sản. Tùy thuộc theo mô hình kinh doanh mà bạn có thể cân đối thuê mặt bằng lớn hay nhỏ. Nên chọn những vị trí khu đông dân cư như các thành phố lớn, nhiều tòa nhà cao tầng. 

Nên chọn mặt bằng tại những vị trí thuận tiện giao thông, tránh những nơi có dải phân cách hoặc đường giao thông 1 chiều. Đặc biệt, khách hàng thường thích những nơi có chỗ đỗ xe rộng rãi phía trước nên bạn cũng cần lưu ý vấn đề này. Cần chú ý thêm về khoảng cách của bạn với cửa hàng của đối thủ cạnh tranh. 

Kinh nghiệm mở vựa hải sản lãi 3-4 lần mỗi tháng cho người mới

Xác định nguồn hàng uy tín, chất lượng

Giá rẻ, chất lượng tốt, gần cửa hàng là 3 tiêu chí quan trọng hàng đầu mà bạn cần quan tâm. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến các khu vực như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn,… Còn ở thành phố Hồ Chí Minh thì không thể bỏ qua hải sản Vũng Tàu, Ninh Thuận, Nha Trang,… Hải sản ở các khu vực này được đánh bắt và vận chuyển trong ngày nên vô cùng tươi ngon. 

Hải sản Việt Nam nỗ lực trở lại “thẻ xanh” ở thị trường EU | Tạp chí Tuyên  giáo

Đối với hải sản nuôi trồng như tôm sú, tôm càng, cua, ngao, hến, hàu, sò,… bạn nên lấy ở những bè nuôi để có giá rẻ và chất lượng tốt. Có thể đến tận nơi lấy hoặc làm hợp đồng để họ vận chuyển đến cửa hàng cho bạn. Tuy nhiên, trước khi quyết định lấy bất cứ một sản phẩm nào bạn cũng nên đến trực tiếp để kiểm tra xem họ nuôi trồng có an toàn và sạch sẽ không nhé! 

Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết 

Nhắc đến kinh doanh thủy hải sản thì không thể thiếu tủ trưng bày và bảo quản. Mà phổ biến nhất là tủ mát và tủ đông. Nếu bạn muốn bán hải sản tươi sống, hãy chuẩn bị thêm những bể kính có chứa nước và sục khí oxy liên tục để đảm bảo chúng không bị chết. 

Thiết kế website bán hải sản - Web Hưng Phát

Tuy nhiên, với thủy hải sản còn sống thì bạn cũng không nên nuôi trong bể quá 3 ngày vì như vậy hải sản sẽ bị gầy, thịt không còn thơm ngon nữa. 

Trong cửa hàng bạn cần phải dự trữ ít nhất 1 chiếc tủ đông để bảo quản thủy hải sản qua ngày nếu không bán hết. Toàn bộ hải sản tươi sống nếu chẳng may không kịp tiêu thụ bạn có thể di chuyển vào tủ đông và trở thành hải sản đông lạnh. Ngoài công dụng bảo quản thì những chiếc tủ đông có thiết kế mặt kính cũng có công dụng trưng bày sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa các mặt hàng hơn.  

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh hải sản phù hợp với quy mô vốn và nguồn hàng của mình, có thể chuyên hải sản của Hải Phòng, Quảng Ninh hoặc đa dạng sản phẩm từ nhiều vùng khác nhau. Dù bán theo mô hình nào, bạn cũng cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng mục tiêu của mình. Để nắm bắt được điều đó, bạn cần tìm kiếm và kháo sát thông tin từ thị trường bán buôn, bán lẻ truyền thống như chợ, siêu thị và từ những người mua hàng trước đây.

Về các sản phẩm muốn bán, bạn cần nắm rõ được mức giá, chủng loại hay được khách hàng chọn mua. Bạn có thể ra chợ, mua thử 1 số loại hải sản tại hàng hải sản, hỏi thăm người bán về cách bảo quản, chế biến, giá bán. Để ý các loại hải sản được bày bán nhiều ở các sạp, nhu cầu thị trường được thể hiện ngay tại những quầy bán này. Tại Hà Nội, bạn có thể mua hải sản tại các chợ nhỏ với tôm, mực, ghẹ…, hoặc chợ Hàng Bè nơi nổi tiếng cung cấp mọi loại hải sản mà người dân Thủ đô yêu thích. Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thông tin tại chợ Bình Điền.

Chợ đầu mối Bình Điền từ hạ tầng hiện đại đến phương thức kinh doanh hiện  đại

Siêu thị cũng là địa chỉ tham khảo sản phẩm rất hữu ích. Các siêu thị lớn như Metro, Big C, VinMart, Lotte Mart, FiviMart, Ocean Mart… đều có khu vực bán hải sản tươi sống. Tại đây mức giá có thể cao hơn chợ 1 chút nhưng lượng khách ổn định, với những mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ do đánh trúng sở thích của khách hàng. Dạo 1 vòng quanh các siêu thị, bạn sẽ lấy được nhiều thông tin. Bạn cũng có thể hỏi thông tin về giá bán, loại sản phẩm yêu thích từ những người mua hàng tại siêu thị.

Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Là nhân viên văn phòng, hay các bà nội trợ? Những loại hải sản nào được họ thường xuyên lựa chọn, mức giá nào là phù hợp? Muốn thu thập thông tin, bạn cần thực hiện khảo sát với những nhóm khách hàng tiêm năng này. Bắt đầu từ những người xung quanh như đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè…, có thể khảo sát online hoặc trực tiếp. Để thực hiện khảo sát online cho mặt hàng hải sản bạn cần nắm được cách thực hiện hiệu quả, tham khảo thêm trong bài viết:

Quy định về kinh doanh thủy hải sản tươi sống

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản nào cần xin giấy an toàn vệ sinh  thực phẩm?

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản sau không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Như vây những cơ sở sản xuất thủy hải sản nhỏ lẻ theo hình thức Hộ kinh doanh là không thuộc đối tượng phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quy định của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay các cơ sở muốn có Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm phải thành lập công ty và có mã ngành kinh doanh thủy hải sản.

Cụ thể là mã ngành 6322 nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

Trình tự thủ tục cấp Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.

Bước 1:

Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý An toàn Thực phẩm.

Bước 2:

Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3:

+ Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ (chỉ nộp bổ sung những hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ).

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở.

+ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cần chuẩn bị những gì để kinh doanh thủy hải sản online (P2)?
Bước 4:

Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.

Điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý:

Để cơ sở kinh doanh thủy hải sản được được cấp phép Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Kết cấu, bố trí cơ sở kinh doanh (nền, tường, trần, cửa…phù hợp, dễ làm vệ sinh…); Bố trí các khu vực kinh doanh (đủ diện tích, dễ làm vệ sinh; tách riêng khu vực kinh doanh đồ tươi sống với đồ chín hoặc đã qua chế biến, khu vực kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau…);
  • Khu vực đóng gói cần phải kín, tường, trần sáng màu, có hai cửa để đảm bảo quy tắc một chiều. Cụ thể là gồm có: Khu vực Tiếp nhận nguyên liệu – Sơ chế, rửa –Chia ,bao gói – Bảo quản , Vận chuyển – Phục vụ khách hàng.  Khu bảo hộ lao động, thay quần áo, trang bị bồn rửa tay, wc tách riêng. Có khu vực kho riêng;
Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh (phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…);
  • Thực phẩm kinh doanh tại cơ sở (có hóa đơn hoặc ghi chép về việc mua/ bán hàng đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm; thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật phải có chứng nhận vệ sinh thú y; thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn hàng hóa với đầy đủ thông tin theo quy định…)
  • Các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh thực phẩm (nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định… )
  • Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải (có biện pháp phòng chống động vật gây hại; có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường; có dụng cụ/ biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn…); nhà vệ sinh (bố trí riêng biệt với khu vực kinh doanh).
Người trực tiếp bán hàng (đảm bảo sức khỏe để kinh doanh; được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm …)
  • Bao gói, bảo quản, vận chuyển (vật liệu bao gói, chứa đựng không gây ô nhiễm cho sản phẩm; có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ; …);
  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy an toàn thực phẩm, bản công bố còn thời hạn, hóa đơn đỏ hoặc hóa đơn bán lẻ của Công ty nhập nguồn thực phẩm về

Về cơ sở kinh doanh

  • Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
  • Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Cụ thể như sau: (Tham khảo Luật An toàn thực phẩm 2010)

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ngoài ra đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (thủy hải sản) còn phải đảm bảo các điều kiện cụ thể về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm và bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh. (Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010).

Về loại hình kinh doanh

Không thuộc các mô hình cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 bao gồm những cơ sở sau:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, để hoạt động kinh doanh thủy hải sản, thương nhân cần lựa chọn đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…) đồng thời có địa điểm kinh doanh cố định. Từ đó đáp ứng được điều kiện bước đầu trong xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh thủy hải sản

Giấy phép kinh doanh công ty thủy hải sản

  • Đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ thành lập công ty
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc cổ đông
  • Bản sao hợp lệ Giấy CMND đối với cá nhân, GiấyĐKDN đối với tổ chức
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Giấy uỷ quyền

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu;
  • Bản sao hợp lệ đăng ký kinh doanh;
  • Bản vẽ, sơ đồ của mặt bằng kinh doanh thủy hải sản;
  • Sơ đồ quy trình bảo quản;
  • Danh sách giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở nhân viên thực hiện kinh doanh thủy hải sản;
  • Các loại giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ thủy hải sản của cơ sở kinh doanh;
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các điều kiện khác

  • Nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh thủy hải sản (bao gồm cả quản lý) phải đảm bảo đủ sức khỏe (có giấy khám sức khỏe theo quy định) và có kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT: các cơ sở về sản xuất, kinh doanh giống thủy sản còn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.

Những thắc mắc thường gặp của khách hàng:

Các loại giấy phép cần có để xin giấy phép kinh doanh thủy hải sản gồm những gì?
  • Đề nghị đăng ký kinh doanh Điều lệ thành lập công ty Danh sách thành viên góp vốn hoặc cổ đông Bản sao hợp lệ Giấy CMND đối với cá nhân, GiấyĐKDN đối với tổ chức Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức Giấy uỷ quyền
Thời hạn xin cấp giấy phép kinh doanh thủy hải sản là bao lâu?
  • Thời gian cấp giấy phép kinh doanh thủy hải sản trong vòng 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ.

KẾT LUẬN: CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

xem thêm : Kinh Doanh Mở Quán Mì Cay, Mở Quán Mì Cay Cần Bao Nhiêu Vốn

xem thêm : Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Sáng, Mở Quán Ăn Sáng Cần Bao Nhiêu Vốn

nguồn: tumatsieuthi,accgroup,luatvn,sapo,internet…

Kienthưc5s

Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa

Từ Khóa Liên Quan :

kinh doanh thủy hải sản
kinh doanh thủy hải sản cần những gì
kinh doanh thủy hải sản đà nẵng
kinh doanh thủy hải sản tại tphcm
ctcp kinh doanh thủy hải sản sài gòn
cty kinh doanh thủy hải sản
điều kiện kinh doanh thủy hải sản
mã ngành kinh doanh thủy hải sản
cty cp kinh doanh thủy hải sản sài gòn
ngành nghề kinh doanh thủy hải sản
kinh doanh thủy hải sản cần những gì

kinh doanh hải sản tươi sống
kinh doanh hải sản
kinh doanh hải sản đông lạnh
kinh doanh hải sản khô
kinh doanh hải sản online
kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn
kinh doanh hải sản tươi sống online
kinh doanh hải sản tươi sống cần bao nhiêu vốn
kinh doanh hải sản tươi sống cần những gì
kinh doanh hải sản đông lạnh online

Tags: bán hải sảnbuôn hải sản như nàocách mua bán hải sảnhải sản onlinekinh doanhkinh doanh hải sảnkinh doanh onlinekinh doanh tại nhà
Share103Tweet64
Quay trở về

Kinh Doanh Mở Quán Mì Cay, Mở Quán Mì Cay Cần Bao Nhiêu Vốn

Bài tiếp theo

Kinh Doanh Cơm Cháy, Bán Cơm Cháy Như Thế Nào Hiệu Quả

Cập nhật | Bài viết

Image 8
Kiến Thức Tiktok

Cách Lên Xu Hướng TikTok Nhanh Nhất Mới Chơi TikTok

1.2k
Kinh Doanh Nuoc Hoa 1
Kiến Thức Kinh Doanh

Kinh Doanh Nước Hoa, Những Ý Tưởng Mới Cho Bạn

1.4k
Kinh Doanh Do Go My Nghe 1
Blog

Kinh Doanh Đồ Gỗ Mỹ Nghệ, Cho Người Mới Bắt Đầu Kinh Doanh

1.5k
Mu Non Thoi Trang 1
Blog

Để Kinh Danh Mũ Nón Thời Trang Các Bạn Nên Tham Khảo

1.7k
Mo Quan Vit Quay 1
Blog

Kinh Nghiệm Mở Quán Vịt Quay Đông Khách Nhất Cho Các Ban

1.7k
Kinh Doanh Ca Canh 1
Blog

Bí Quyết Kinh Doanh Cá Cảnh, Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Cá Cảnh

1.7k
Bài tiếp theo
Kinh Doanh Com Chay 1

Kinh Doanh Cơm Cháy, Bán Cơm Cháy Như Thế Nào Hiệu Quả

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Phổ Biến

  • 3 Mo Quan Bun Dau Mam Tom 1

    Bí Quyết Mở Quán Bún Đậu Mắm Tôm, Cửa Hàng Bún Đậu Mắm Tôm

    1350 shares
    Share 540 Tweet 338
  • Kiến Thức Tổng Hợp Những Cách Bán Hàng Trên Shopee Hiệu Quả Cho Ai Muốn Kinh Doanh

    1327 shares
    Share 531 Tweet 332
  • Mở Quán Trà Sữa Cần Những Gì Và Chi Phí Bao Nhiêu Kinh Nghiệm Quý Băú Cho Người Mới

    1319 shares
    Share 528 Tweet 330
  • 20+ Hình Ảnh Tình Yêu – Siêu Đẹp Lãng Mạn

    1285 shares
    Share 514 Tweet 321
  • Cách Đổi Tên Facebook,Đơn Giản Và Nhanh Nhất

    1202 shares
    Share 481 Tweet 301
  • Kinh Nghiệm Mở Quán Cháo Lòng,Thực Tế Hiệu Quả

    1169 shares
    Share 468 Tweet 292
  • Kinh Doanh Giày Dép Dịp Tết Siêu Lời – Cho Người Đam Mê Kiếm Tiền

    740 shares
    Share 296 Tweet 185
  • Kinh Doanh Trái Cây, Kinh Nghiệm Buôn Hoa Giả – Dịp Tết Nguyên Đán Lợi Nhuận Cao

    721 shares
    Share 288 Tweet 180
  • Kinh Nghiệm Kinh Doanh Hạt Giống Cây Trồng, Không Phải Ai Cũng Biết

    698 shares
    Share 279 Tweet 175
  • Ý Tưởng Kinh Doanh – Kinh Doanh Bánh Ngọt Vốn Ít Siêu Lời

    650 shares
    Share 260 Tweet 163
Kiến Thức 5s

Kiến Thức 5s là một Website tổng hợp, chuyên viết & chia sẻ. Blog này chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, marketing, phần mềm marketing online…

Chuyên mục

  • Blog
  • Hình Ảnh
  • Kiến Thức Facebook
  • Kiến Thức Instagram
  • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Kiến Thức Tiktok
  • Kiến Thức Youtube
  • Những Câu Nói Hay
DMCA.com Protection Status

Theo dõi tôi

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
  • Chuyên Mục
  • Chủ Đề Khác
  • Liên Hệ

Copyright 2021 © Kienthuc5s.com – All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
    • Kiến Thức Instagram
    • Kiến Thức Tiktok
    • Kiến Thức Facebook
    • Kiến Thức Youtube
    • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Chuyên Mục
    • Mẹo Hay
    • Phần Mềm Marketing
    • Dịch Vụ Uy Tín
  • Chủ Đề Khác
    • Hình Ảnh
    • Bất Động Sản
    • Những Câu Nói Hay
    • Phần Mềm Miễn Phí
  • Liên Hệ

Copyright 2021 © Kienthuc5s.com – All rights reserved.