Ở nước ta hiện nay, ngày càng có nhiều đại lý kinh doanh thức chăn nuôi được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm khắp cả nước.
Kinh doanh thức ăn chăn nuôi đang là một trong những ngành nghề đầy tiềm năng và thu hút rất nhiều sự quan tâm. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi thế khi muốn đăng ký hoạt động trong ngành này, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các yêu cầu nhất định
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi
Thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Kinh doanh thức ăn chăn nuôi là gì?
Kinh doanh thức ăn chăn nuôi bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
– Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, san chia, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
– Gia công thức ăn thủy sản là quá trình thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.
Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Để có thể bắt đầu mở đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi như sau:
- Thứ nhất, bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thứ hai, đại lý của bạn phải có hợp đồng mua bán với các nhà sản xuất, cung cấp.
- Thứ ba, cần có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh, biển hiệu và số điện thoại rõ ràng, cụ thể.
- Thứ tư, có nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Tại nơi bày bán và trong kho, sản phẩm thức ăn chăn nuôi phải được để riêng biệt, cách xa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các loại hóa chất độc hại khác,…
- Cần có đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản thức ăn chăn nuôi phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
- Cuối cùng, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thú y theo quy định và được phép lưu hành theo pháp luật.
Để kinh doanh được thuận lợi, ngoài việc tìm hiểu thị trường, tìm nhà cung cấp,… bạn phải làm đủ những điều kiện kinh doanh theo Pháp luật.
Để có thể mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi, bạn phải có giấy đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi được cơ quan có thẩm quyền cấp; có cửa hàng, địa điểm kinh doanh cụ thể; biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng; có công cụ, thiết bị, phương tiện lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hoá bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn phải có hợp đồng mua bán với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Trong hợp đồng này cần phải thể hiện rõ các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thức ăn chăn nuôi và trách nhiệm của các bên liên quan…
Chuẩn bị vốn kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Theo nhiều người có kinh nghiệm, để kinh doanh thức ăn chăn nuôi chủ đầu tư cần có số vốn lớn, vì đặc thù của lĩnh vực này là ngâm vốn lâu. Đồng thời bạn cũng phải am hiểu nhiều về chăn nuôi, thú y mới làm được.
Rất ít người chăn nuôi đủ chi phí để vừa trang trải cho việc mua giống và thức ăn, nên hình thức mua trước trả tiền sau rất phổ biến trong ngành hàng này.
Khi người dân thu hoạch đợt nuôi họ sẽ hoàn lại chi phí thức ăn cho người kinh doanh – nếu thành công. Nếu họ thất bại thì chi phí mua thức ăn có thể sẽ không được hoàn lại trong thời gian ngắn.
Chính vì những lý do này người có ý định kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần có những tính toán cụ thể để vừa có được khách hàng vừa không bị ứ đọng nguồn vốn trong khoảng thời gian dài.
Đây cũng là một trong những yếu tố khó khăn cho người bắt đầu vào lĩnh vực này vì khởi đầu bạn cần một số vốn tương đối lớn lớn để nhập hàng và duy trì hoạt động.
Tìm mặt bằng, thiết kế cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Mặt bằng kinh doanh thức ăn chăn nuôi nên đặt gần những hộ gia đình, trang trại chăn nuôi… Tuy nhiên vấn đề giao thông di chuyển phải thuận lợi để họ dễ dàng vận chuyển sản phẩm. Sau khi đã chọn được mặt bằng ưng ý, bạn cần thiết kế sao cho thật chuyên nghiệp và thu hút. Việc cải tạo không gian giúp cửa hàng thoáng đãng, rộng rãi và bố trí khoa học là hết sức cần thiết. Điều này giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng tốt hơn rất nhiều.
Có nên kinh doanh thức ăn chăn nuôi không
Có nên kinh doanh thức ăn chăn nuôi hay không, câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người có ý định kinh doanh.
Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có những rủi ro, khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình kinh doanh, phát triển. Và với việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng vậy.
Thời gian đầu bạn có thể sẽ không tìm được nguồn khách hàng, không bán được nhiều sản phẩm. Làm lâu hơn có thể bạn sẽ gặp tình trạng đối tác, khách hàng quen không trả hết tiền hàng, thậm chí chạy tiền do chăn nuôi thất bại, dịch bệnh khiến gia súc, gia cầm chết hàng loạt, không bán được nên không có tiền trả,…
Hay nhiều khi bạn sẽ rơi vào tình trạng nguồn cung cấp sản phẩm bị thiếu, không đủ hàng để giao cho khách. Hàng nhập về kém chất lượng, quá hạn, bị nhà cung cấp lừa,…
Để có thể đối mặt và giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi người kinh doanh phải có những kiến thức, sự am hiểu về sản phẩm, thị trường, có số vốn lớn cũng như cần nắm được những luật cơ bản liên quan đến lĩnh vực của mình.
Chỉ khi bạn trang bị đầy đủ những điều trên và không ngại đối mặt với khó khăn thì bạn hoàn toàn nên kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Bởi Việt Nam là một nước nông nghiệp và chăn nuôi chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Do đó, kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ không bao giờ bị hết thời.
Chi phí để mở đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu
Nhưng có một điều chắc chắn đó là để mở đại lý, bạn sẽ cần phải có một số vốn rất lớn, khoảng 200.000.000 đồng trở lên, để có thể nhập hàng cũng như luôn có sẵn một lượng hàng nhất định trong kho, có vốn xoay vòng khi đối tác nợ tiền hàng chưa trả,…
Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc
Ngoài thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh thì bạn cần lưu ý một số vấn liên quan khác. Bởi vì trong hồ sơ đăng ký cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ cần có những thông tin này. Cụ thể như sau:
Địa chỉ cửa hàng chính xác:
– Cửa hàng thức ăn gia súc tphcm chắc chắn phải có địa chỉ kinh doanh cụ thể, rõ ràng, chính xác. Do đó, bạn cần trình bày đầy đủ địa chỉ đặt cửa hàng của mình về số nhà, ngõ hẻm, đường, xã, quận, huyện, thành phố…
Vốn mở cửa hàng thức ăn gia súc:
– Vốn mở cửa hàng thức ăn gia súc là bao nhiêu? Bạn cũng cần ghi rõ ràng. Mức vốn này sẽ tùy thuộc vào điều kiện, khả năng tài chính, kinh tế của bạn. Do buôn bán thức ăn gia súc không hề có yêu cầu về vốn tối thiểu.
– Nhưng bạn thường sẽ phải chuẩn bị từ 50 – 200 triệu đồng mới có thể kinh doanh thức ăn gia súc thuận lợi.
Ngành nghề kinh doanh
– Khi mở cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc thì bạn không thể bỏ qua bước đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bởi vì nếu muốn kinh doanh thức ăn gia súc, bạn cần đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến buôn bán mới có thể đăng ký kinh doanh. Bạn cần ghi rõ ngành nghề sẽ kinh doanh.
Tên cửa hàng:
Bạn cần ghi rõ tên của của hàng thức ăn gia súc. Tên cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu sau:
– Bạn cần đặt tên cho cửa hàng thức ăn gia súc của mình trước khi đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên của cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Tên của hộ kinh doanh, cửa hàng sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Và loại hình ở đây là Hộ kinh doanh. Tức là tên cửa hàng khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng. Lưu ý là tên riêng của cửa hàng thức ăn gia súc phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.
– Tên riêng cửa hàng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục. Tên riêng của cửa hàng đăng ký hộ kinh doanh phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên của cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty.
Thông tin chủ cửa hàng:
– Một trong những vấn đề không thể thiếu trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh cá thể đó là thông tin của chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng như tên, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân và ngày cấp chứng minh và chữ ký của chủ cửa hàng thức ăn gia súc, chủ hộ đăng ký kinh doanh. Những thông tin này phải chính xác, đầy đủ, bạn cần cung cấp chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng kèm theo trong trường hợp này.
xem thêm: Bí Quyết Kinh Doanh Gạo, Kế Hoạch Và Kinh Nghiệm Kinh Doanh Gạo Thành Công
xem thêm : Kinh Nghiệm Và Những Điều Cần Biết Khi Mở Hiệu Thuốc Tây
Nguồn: canhdien,accgroup,pendecor,internet….
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh thức ăn chăn nuôi
kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần điều kiện gì
kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở nông thôn
kinh doanh thức ăn chăn nuôi có cần giấy phép
kinh doanh thức ăn chăn nuôi có điều kiện không
kinh doanh thức ăn chăn nuôi có lãi không
cách kinh doanh thức ăn chăn nuôi
nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi
mã ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi
mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi
kinh doanh
kinh doanh ngoại hối
kinh doanh online
kinh doanh là gì
kinh doanh online ở mỹ
kinh doanh bat dong san
kinh doanh quốc tế
kinh doanh gi o vietnam
kinh doanh nhà hàng
kinh doanh ở mỹ
kinh doanh 1 vốn 4 lời
kinh doanh 200 triệu