Kinh doanh rượu ngoại đang chứng tỏ mình là một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận hàng đầu khi sính ngoại đang là một xu hướng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao vừa là cơ hội cũng là thách thức của những người trẻ khởi nghiệp đang muốn bước chân vào ngành kinh doanh rượu ngoại.
Ngày nay, đời sống con người được cải thiện rất nhiều nên nhu cầu cũng thay đổi. Trong đó rượu ngoại là một trong những sản phẩm tăng lên rõ rệt nhất. Vì vậy kinh doanh rượu ngoại là một trong những nghề đem lại lợi nhuận cao nhất hiện nay. Vậy mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng này có khó không? Và cần chuẩn bị những gì?
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Rượu
Có nên bán, kinh doanh rượu chính hãng
Quà tặng đơn giản nhưng sang trọng
Trong văn hóa phương Đông, các món quà đều mang ý nghĩa như một lời gửi gắm tình cảm của người tặng đến cho người được tặng, mong họ có được sức khỏe dồi dào. Rượu là một trong những món quà mà người Việt ưu chuộng sử dụng trong các dịp kỉ niệm quan trọng, bởi rượu mang đến nhiều ý nghĩa may mắn, tài lộc cũng như mong muốn người nhận có nhiều vui vẻ trong cuộc sống cùng gia đình và người thân của mình.
Từ xưa tới nay, mỗi khi có dịp gặp gỡ nhau, mọi người cũng thường sử dụng rượu để chúc mừng cũng như để làm quen, thân thiết với nhau hơn trong những bữa tiệc xã giao, buổi hội họp, gặp mặt, …
Các điều kiện để kinh doanh rượu
Rượu được đánh giá là mặt hàng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng tương tự như thuốc lá và các đồ uống có chất kích thích khác nên được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc và tuân thủ thực hiện các thủ tục có liên quan do pháp luật quy định nếu có mong muốn kinh doanh ngành hàng hóa này.
Các điều kiện để kinh doanh bán lẻ rượu được quy định tại điều 13 Nghị định số 105/ 2017/ NĐ – CP quy định về điều kiện bán lẻ rượu, bao gồm các khoản:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
– Rượu dự kiến kinh doanh phải đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 1: Để bắt đầu hoạt động kinh doanh rượu của mình, người bán cần thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh rượu nếu trước đó chưa thành lập hoặc thuộc các loại hình trên.
Việc đầu tiên phải làm đó là đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Để hạn chế việc kéo dài thời gian cũng như tốn công sức đi lại do thiếu giấy tờ được yêu cầu, trước khi tới cơ quan có thẩm quyền người bán cần chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (theo mẫu ban hành kèm Nghị định 105/2017/NĐ-CP);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (bản sao);
– Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (bản sao);
Bước 3: Nộp và sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu được yêu cầu)
Người bán cần nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới phòng Kinh tế thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi đặt cơ sở kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hồ sơ bị sót giấy tờ theo yêu cầu hoặc hồ sơ chưa hợp lệ, người bán cần bổ sung các giấy tờ được cơ quan có chức năng yêu cầu nộp lại, thông thường các cơ quan chức năng sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 3 ngày.
Bước 4: Nộp phí và lệ phí
Đăng ký kinh doanh yêu cầu các doanh nghiệp, các cá nhân cần nộp một khoản phí nhất định. Trong hoạt động đăng ký kinh doanh rượu, người bán cần nộp 2 khoản tiền bao gồm phí thẩm định kinh doanh và lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh.
Các bước bắt đầu kinh doanh rượu vang
Xác định khách hàng mục tiêu khi kinh doanh rượu
Lời khuyên chân thành cho người kinh doanh rượu vang là nên xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng ngay từ lúc ban đầu. Vì sao? Vì bạn không thể nào ôm trọn cả thị trường, thâu tóm khách hàng cao cấp hay khách hàng tầm trung và cả khách hàng thu nhập thấp. Việc nhắm mục tiêu ở một nhóm khách hàng cụ thể sẽ hiệu quả hơn thay vì tốn nguồn lực để phân bổ cho nhiều nhóm đối tượng
Đặc biệt, rượu vang là sản phẩm tương đối đắt tiền, phù hợp với người có thu nhập cao. Chính vì vậy, chọn khách hàng mục tiêu từ trung lưu trở lên sẽ vô cùng hợp lý. Ngoài ra, thức uống này thường được nam giới hay nữ giới tiêu thụ nhiều hơn? Xác định được những câu hỏi này sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách gần hơn.
Nên kinh doanh rượu vang online hay mở cửa hàng
Nếu dự định kinh doanh rượu vang, bạn có thể lựa chọn kinh doanh rượu vang online hoặc mở cửa hàng bán rượu vang trực tiếp. Cả hai hình thức này đều tồn tại song song ưu và nhược điểm. Trong khi kinh doanh online sẽ tiết kiệm được chi phí mặt bằng và nguồn nhân lực thì kinh doanh trực tiếp tốn kém chi phí hơn, ngược lại mang đến trải nghiệm hương vị rượu vang thực tế, thỏa mãn được nhu cầu của nhiều khách hàng.
Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp bằng cách cân nhắc tài chính và mục đích kinh doanh của bản thân. Ngoài ra xem xét nhu cầu của khách hàng cũng rất quan trọng, việc bạn khảo sát và tham khảo ý kiến khách hàng sẽ đưa ra được quyết định chuẩn xác nhất
Kinh doanh loại rượu vang nào được người dùng ưa chuộng
rên thị trường rượu vang có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng và đa dạng. Bạn không cần phải chọn loại cao cấp nhất hay rẻ nhất mà phải chọn được thương hiệu uy tín, có tên tuổi và đặc biệt phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng bạn vừa vẽ ra ở bước trên. Nếu chọn khách hàng cao cấp, tương đương với đó là rượu vang cao cấp, ngược lại khách hàng tầm trung thì sản phẩm sẽ dao động ở mức giá vài trăm cho đến một triệu đồng. Bạn đọc cũng nên cân nhắc thêm vài sản phẩm rượu vang giá rẻ để phục vụ cho chương trình khuyến mãi hoặc làm quà tặng kèm nhằm thu hút khách hàng.
Kinh doanh rượu ngoại cần bao nhiêu vốn
Vốn mở cửa hàng bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô cửa hàng mà mà bạn mở. Thông thường vốn dao động từ 2000 triệu-600 triệu. Số vốn này sẽ chi cho những khoản sau:
- Đặt cọc thuê mặt bằng (nếu thuê đất)
- Cải tạo, sửa chữa, trang trí nội thất, ngoại thất cửa hàng (nếu thuê cửa hàng). Còn nếu bạn xây cửa hàng mới hoàn toàn trên mặt bằng chính chủ của mình thì sẽ có chi phí thiết kế và xây mới. Tuy nhiên cần lưu ý dù là hình thức nào thì bạn cũng cần chọn mặt bằng có vị trí thuận lợi và phù hợp nhất để kinh doanh phát đạt.
- Tiền hàng hóa: các loại rượu chính hãng
- Trang bị thiết bị như quầy thanh toán, tủ kệ trưng bày rượu, quầy rượu
- Một số thiết bị quản lý cửa hàng như: camera, phần mềm quản lý và bán hàng, máy tính tiền…
- Vốn lưu động cho thời gian khởi nghiệp 3 tháng đầu như tiền điện nước, tiền lương nhân viên…
Nhân sự cửa hàng khoảng bao nhiêu người
Số lượng nhân sự cửa hàng tùy thuộc vào quy mô kinh doanh. Đối với cửa hàng quy mô nhỏ thì chỉ cần 1 nhân viên bán hàng kiêm thu ngân và một nhân viên kinh doanh chuyên bên thị trường, marketing. Còn đối với cửa hàng lớn thì tăng số lượng nhân viên lên và có thể tuyển thêm kế toán. Riêng nhân viên bán hàng và nhân viên thị trường cần am hiểu và có kiến thức về rượu ngoại.
Lên kế hoạch cụ thể về việc tiếp thị cho kinh doanh rượu vang
Rượu ngoại là mặt hàng đặc thù không phải ai cũng có nhu cầu nên cần phải áp dụng các chương trình tiếp thị, quảng cáo bằng các giải pháp như:
- Đặt tên cửa hàng:
Tên chọn tên ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và nghe thật ấn tượng.
- Làm biển quảng cáo:
Cần có một biển quảng cáo nhỏ trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Cần có các chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, niềm nở tạo ấn tượng tốt với khách hàng để họ trở thành khách hàng quen thuộc.
- Chiến lược marketing:
Một số chiến lược tiếp thị hiệu quả nên áp dụng như: chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng đi kèm…
xem thêm: Buôn Bán Bánh Kẹo Dịp Tết – Kiếm Tiền Khủng Cho Người Kinh Doanh
KẾT LUẬN:
Với các kinh nghiệm chia sẻ bên trên, Vua Nhà Bếp hy vọng đã cung cấp đủ “vốn” kiến thức để bạn tự tin kinh doanh rượu vang.
Chúc Các Bạn Thành Công!
Nguồn: vuaruoungoai,nhanh,vuanhabep,internet….
xem thêm : Khởi Nghiệp Từ Kinh Doanh Rău Sạch-Triệu Đô
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh rượu ở việt nam
kinh doanh rượu
kinh doanh rượu ngâm
kinh doanh rượu vang
kinh doanh rượu ngoại
kinh doanh rượu ngoại cần bao nhiêu vốn
kinh doanh rượu quê
kinh doanh rượu cần điều kiện gì
kinh doanh rượu cần giấy phép gì
kinh doanh rượu vang online
kinh doanh rượu trái cây
kinh doanh rượu hoa quả
kinh doanh rượu có cần giấy phép
kinh doanh rượu là gì
kinh doanh rượu mạnh
kinh doanh rượu có lãi không
kinh doanh rượu nhập khẩu
kinh doanh rượu ngoại online
kinh doanh rượu ngoại cần bao nhiêu vốn
giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng
kinh doanh rượu vang ở việt nam