• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
    • Kiến Thức Instagram
    • Kiến Thức Tiktok
    • Kiến Thức Facebook
    • Kiến Thức Youtube
    • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Chuyên Mục
    • Mẹo Hay
    • Phần Mềm Marketing
    • Dịch Vụ Uy Tín
  • Chủ Đề Khác
    • Hình Ảnh
    • Bất Động Sản
    • Những Câu Nói Hay
    • Phần Mềm Miễn Phí
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Kiến Thức 5s
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
    • Kiến Thức Instagram
    • Kiến Thức Tiktok
    • Kiến Thức Facebook
    • Kiến Thức Youtube
    • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Chuyên Mục
    • Mẹo Hay
    • Phần Mềm Marketing
    • Dịch Vụ Uy Tín
  • Chủ Đề Khác
    • Hình Ảnh
    • Bất Động Sản
    • Những Câu Nói Hay
    • Phần Mềm Miễn Phí
  • Liên Hệ
Kiến Thức 5s
No Result
View All Result
Trang chủ Blog

Kinh Doanh Quán Cafe – Kinh Nghiệm Quý Băú Cho Người Mới

Admin Bởi Admin
Trong Blog, Kiến Thức Kinh Doanh
0
Nhung Kien Thuc Co Ban Ve Cafe 1 1280x800 2
602
Chia sẻ
3k
Lượt xem
Chỉa sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Nội Dung Chính Bài Viết

  1. Kinh Doanh Quán Cafe
    1. 1.kiến thức cơ bản về cà phê
    2. 2.dụng cụ pha cà phê cần thiết
    3. 3.phương pháp pha chế cà phê
      1. Cà phê kiểu Mỹ
      2. Cà phê kiểu Pháp
      3. Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
      4. Cà phê Phin
      5. Cà phê Moka
    4. 4.Nghiên cứu thị trường
    5. 5.lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
      1. 1. Lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh cafe
      2. 2. Định hướng kế hoạch kinh doanh cafe
      3. 3. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về tài chính
      4. 4.  Xác định vị trí của quán cafe
      5. 5. Lên kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết lựa chọn thực đơn hiệu quả
      6. 6. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về phân tích thị trường
      7. 7. Lên menu đồ uống và tìm nhà cung cấp
      8. 8. Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê về quảng cáo, tiếp thị
      9. 9. Quản lý điều hành quán cafe
      10. 10. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán cafe
    6. 6.Chọn mô hình kinh doanh cà phê
    7. 7.Dự trù chi phí cho việc mở quán
      1. 1. Chi Phí Mặt Bằng
      2. 2. Chi phí sửa chữa lại mặt bằng
      3. 3. Chi phí decor, trang trí mặt bằng
      4. 4. Chi phí lắp đặt quầy thu ngân, quầy bar, setup bếp.
      5. 5. Chi phí đăng ký kinh doanh quán
      6. 6. Chi phí mua NVL ban đầu cho quán
      7. 7. Chi Phí Khai Trương quán
      8. 8. Chi Phí Marketing bắt buộc có ban đầu để kéo khách
      9. 9. Quỹ lương nhân viên hàng tháng
      10. 10. Chi Phí Vận Hành khi quán hoạt động
    8. 8.chọn mặt bằng mở quán cafe
      1. KẾT LUẬN:
5/5 - (5 bình chọn)

Kinh doanh quán cafe là một trong những công việc hấp dẫn. Nó là sự kết nối giữa đam mê cà phê, yêu thích không gian đẹp và sở thích kinh doanh.Trong bài viết này,sẽ chia sẻ  kinh nghiệm mở quán cà phê. Qua đó giúp bạn có định hướng trong hành trình thực hiện đam mê của mình. 

Kinh Doanh Quán Cafe

1.kiến thức cơ bản về cà phê

nhung kien thuc co ban ve cafe 1

Trên thực tế có rất nhiều loại cafe khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm sinh học khác nhau, từ đó cho ra hương vị thức uống khác nhau.

Trong số những kiến thức cơ bản về cafe có thể thấy, cafe có hai loại chính là cafe Arabica và cafe Robusta, Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu cafe Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai thể giới về tổng sản lượng xuất khẩu hạt cafe.

Cafe Arabica có đặc điểm là hương thơm dịu nhẹ và vị đắng dìu dịu, khác với cafe Robusta có hương thơm nồng và vị đắng nhẫn hơn. Và qua thời gian, qua nhiều vùng địa lý, mỗi loại lại thu thập cho mình những tín đồ “ghiền” cafe riêng.

Thậm chí, những người sành cafe còn có những công thức riêng đặc biệt để pha trộn hai loại cafe này với một tỷ lệ nhất định. Từ đó tạo ra những ly cafe thơm ngon hảo hạng, uống một lần mà nhớ mãi!

2.dụng cụ pha cà phê cần thiết

Tổng hợp các dụng cụ pha chế pha chế cà phê cần thiết khi mở quán cafe

Bạn muốn trở thành chủ quán cà phê thì chắc chắn cần phải nắm được quán cà phê của mình cần những dụng cụ pha chế như thế nào để mua sắm cho phù hợp.

Khi bạn có ý định mở quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải trang bị: máy xay cà phê, bộ Syphon, bộ pha Pour over,…

3.phương pháp pha chế cà phê

Cà phê kiểu Mỹ

Đặc tính của loại cà phê pha theo kiểu này là không đặc lắm và vị và hương cũng rất nhẹ. Kiểu pha cà phê này được yêu thích ở khắp Bắc Mỹ, Bắc Âu và Pháp. Ngày nay ở các nước đó người ta sử dụng nhiều loại máy pha cà phê nhỏ giọt có phễu lọc.

Khám phá thế giới dụng cụ pha cafe: Những sự thật thú vị bạn đã biết? -  META.vn

Dụng cụ gồm 2 phần: phần phía trên là một cái phễu bằng thủy tinh, nhựa hay kim loại, phần phía dưới là một cái bình bằng thủy tinh. Trong cái phễu người ta đặt một cái lọc bằng giấy dùng một lần để lọc bỏ bột cà phê. Để pha cà phê kiểu này người ta thường dùng bột cà phê xay thô, không mịn (coarsely ground coffee).

Lượng cà phê cần pha = lượng bột cà phê x 15 lần lượng nước (nếu muốn đậm thì ít hơn, nhạt thì nhiều nước hơn) theo tiêu chuẩn. Đối với kiểu pha này, nước nóng được đổ lên bột cà phê, cà phê theo trọng lực chảy xuống dưới. Toàn bộ quá trình pha hết 4 phút 40 giây và kết quả là một thứ cà phê cực kỳ thơm mát, hương thơm quyến rũ, vị chua thanh.

Cà phê kiểu Pháp

Kiểu pha cà phê này được người ta quen gọi là cà phê kiểu Pháp, mặc dù dụng cụ pha cà phê do một người Ý sáng chế ra sau đó bán bản quyền patent cho một người Thụy Sỹ từ năm 1933. Rất nhiều người thích uống cà phê pha theo kiểu này bởi vì rất nhanh và dễ, đồng thời chiết xuất được rất nhiều hương thơm từ bột cà phê.

Uống cafe kiểu Pháp với bình French Press - Procaffe

Dụng cụ pha cà phê gồm một cái xy-lanh thủy tinh (cylindrical glass container) và một cái lọc khít như một cái piston bên trong cai xy-lanh đó. Người ta cho bột cà phê vào trong xy-lanh, rót nước sôi vào khuấy đều, để nguyên từ 4 đến 5 phút. Sau đó người ta cho cái piston-lọc vào và ấn nhẹ và chậm để tách bột với dụng dịch cà phê đã pha xong. Cà phê lúc đó đã có thể uống được và không còn nóng lắm nữa. Ưu điểm của phương pháp này là không phải tốn 1 cái phễu lọc giấy mỗi lần pha cà phê . Chú ý, bột cà phê phải chọn loại xay vừa phải (medium ground coffee) nếu không sẽ dễ bị uống bột cà phê lẫn trong cà phê.

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ

Kiểu pha cà phê này phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, một số nước Đông Âu và Trung Đông. Người ta sử dụng một dụng cụ truyền thống gọi là cái “ibrik”. Một cái bình đựng làm bằng đồng đỏ và đồng thau, hình một cái phễu lộn ngược và bị cắt cụt, có tay cầm rất dài. Trước hết người ta đun nước sôi liu riu nhỏ lửa trong cái ibrrik, sau đó người ta nhấc cái ibrik ra và cho cà phê xay cực mịn vào, cho cả đường và nhiều khi cả một số loại hương liệu khác như là bạch đậu khấu hoặc đinh hương.

Văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ và ấm cà phê Ibrik - Turkish coffee

Sau đó người ta ngoáy đều cái hỗn hợp đó rồi đặt cái ibrik trở lại bếp đun sôi lại. Khi hỗn hợp sôi và xầu bọt gần trào ra, người ta nhấc cái ibrik ra khỏi bếp tiếp tục khuấy đều. Khi cà phê đã hơi nguội, người ta lại đặt trở lại bếp đun lửa thật nhỏ. Cứ nhấc ra nhấc vào 3 lần thì xong. Kết quả là một thứ cà phê đặc quánh, đen, xầu bọt mà không thể đổ ngay ra chén mà uống được mà phải ngồi đợi đến khi bột cà phê đã lắng xuống đáy và khi đó cà phê đã nguội.

Thường thì người uống sẽ đợi khoảng 2 phút cho cặn cà phê lắng hẳn xuống mới thưởng thức. Việc không khuấy cà phê khi đun lẫn giữ nguyên cặn đều nằm trong quan niệm muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị đơn sơ và tự nhiên nhất của cà phê.

Một điều rất thú vị khác trong văn hóa cà phê Thổ Nhĩ Kỳ chính là hình thức “bói cặn”: Sau khi dùng xong tách cà phê ngon tuyệt, thực khách có thể dựa vào hình thù của cặn cà phê đã lắng xuống để tiên đoán về số phận tương lai của chính mình. Nét tín ngưỡng thú vị này vẫn còn tồn tại phổ biến đến tận bây giờ và được khách du lịch ưa chuộng.

Cà phê Phin

Khoảng đầu thế kỷ 20, cà phê theo dấu chân người Pháp du nhập vào Việt Nam và cũng chính họ truyền đạt cho người Việt cách pha chế cà phê bằng phin.

Hướng dẫn cách pha cafe phin ngon đậm đà - Bonjour Coffee

Cách này tương đối đơn giản và không đòi hỏi thiết bị phức tạp. Nguyên tắc chủ yếu là cho nước thẩm thấu qua cà phê. Lượng cà phê cần pha cho 1 phin là 20 gram/60ml nước, theo tỉ lệ 1/3, một phần cà phê ba phần nước. Bột xay vừa phải, không nên xay mịn quá vì mịn quá cà phê sẽ ra lâu và tách cà phê có nhiều cặn. Đặc điểm của cách pha này cho ra một tách cà phê thơm nồng đắng đậm

Cà phê Moka

Từ những năm 1930s, các công ty của Italy ở Pavia, Milan và Turin đã phát triển và hoàn thiện dụng cụ pha cà phê bằng hơi nước và sáng tạo ra các kiểu ấm pha cà phê khác nhau. Ấm pha cà phê thành công nhất mang tên là “Moka Express”, do tác giả Alfonso Bialetti đăng ký bản quyền năm 1933 và đến tận ngày nay hãng Bialletti vẫn bán, và bán rất nhiều cái ấm này, và nó vẫn giống hệt cái ấm được bán từ những năm sau Thế Chiến II.

Cà phê Moka là gì – Có phải là giống cafe ngon nhất - Blog Cà Phê

4.Nghiên cứu thị trường

Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cafe như thế nào cho hiệu quả?

Một số thông tin về khách hàng bạn có thể tham khảo:

  • Đối tượng khách hàng: Phần lớn tập trung vào nam, nữ ở độ tuổi 16-39 tuổi.
  • Tần suất đến quán cà phê: Khoảng 2 lần/ tuần.
  • Thói quen chọn quán: Nữ thường chọn các quán cà phê trẻ. Nam giới thường chọn các quán truyền thống, phục vụ cà phê ngon.
  • Thời điểm uống cà phê: Buổi sáng trước khi đi làm, trưa, buổi tối và những ngày cuối tuần.

Tìm hiểu lưu lượng xe

Việc tìm hiểu lưu lượng xe được tiến hành sau khi đã có khảo sát sơ bộ về hành vi người tiêu dùng và đã lựa chọn được vị trí cần mở quán (mặt bằng). Lúc này, việc tìm hiểu lưu lượng xe nhằm xác định rõ ràng phân khúc khách hàng, đối tượng mà quán muốn phục vụ.

Mục đích tiến hành: Xác định thực tế khách hàng cụ thể tại vị trí định mở quán

Cách tiến hành :

– Chọn vị trí có tầm nhìn bao quát từ vị trí đặt quán, có thể chọn khoảng cách +/- 1000m lấy tâm là quán.

– Chia thời gian thành các mốc cụ thể từng đơn vị, tối thiểu 15p là 1 đơn vị thời gian để rõ ràng, chi tiết nhằm chính xác về đối tượng – Ghi chú các loại xe chạy ngang quán : nhãn hiệu, tay ga, xe số…

– Ghi chú đối tượng nam , nữ – Chọn mốc độ tuổi mỗi đơn vị là 5 tuổi để ước lượng về công việc, mức thu nhập – Sự quan tâm của ngườii dùng : Việc này có thể ước lượng và ghi chú không cần phải chi tiết.

Việc tiến hành khảo sát này nên chọn 1 ngày cuối tuần, ngày đầu tuần và giữa tuần. Chọn mốc thời gian đầu ngày, trong ngày và cuối ngày. Khi bạn làm tốt việc khảo sát này, sẽ rất thuận lợi cho các công việc triển khai sau này như marketing, thương lượng chi phí thuê quán, thời gian thu hồi vốn đã bỏ ra (do liên quan đến lượng bán ra )… nên vì thế khi đã làm thì phải làm đầy đủ, không được sơ sài quá.

5.lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Ngày nay với sự phát triển không ngừng cùng sự năng động mạnh mẽ thì việc các bạn trẻ có ý định tự mình bỏ vốn kinh doanh là điều không hề xa lạ.

1. Lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh cafe

Xác định loại hình quán cafe: quán cafe công sở, cafe sách, cafe mèo, cafe nhạc sống, nhạc acoustic… có rất nhiều những loại hình quán cafe để chọn lựa, hãy dựa theo sở thích, khả năng về kinh nghiệm và tài chính… của mình để lựa chọn thật kỹ.

2. Định hướng kế hoạch kinh doanh cafe

Để có được một bản kế hoạch kinh doanh cafe hoàn chỉnh thì đầu tiên anh/chị cần phải xác định được định hướng kinh doanh của quán cafe:

  • Quy mô của quán cafe: những vấn đề như sức chứa, diện tích quán, tiện ích dịch vụ đi kèm phục vụ tối đa là bao nhiêu người… cũng cần được lập kế hoạch kinh doanh quán cafe cũng cần xác định rõ
  • Chỉ tiêu doanh số: đây cũng là vấn đề cần có trong bản kế hoạch kinh doanh cafe, dự định bao lâu hồi vốn, có thể chịu được thua lỗ trong bao nhiêu tháng đầu, doanh thu một tháng cần đạt được là bao nhiêu…

3. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về tài chính

Khi bắt đầu muốn kinh doanh quán cafe, có lẽ câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là: mở quán cafe cần bao nhiêu vốn, bao gồm những chi phí nào, phát sinh khoảng bao nhiêu….để từ đó bạn cần chuẩn bị tài chính để bắt đầu kinh doanh. Cùng tham khảo các loại chi phí sau nhé:

  • Xác định tổng số vốn đầu tư
  • Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe
  • Chi phí mua nguyên liệu
  • Chi phí tiền sửa chữa
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí setup cửa hàng…

Kế hoạch kinh doanh cần tính toán chi phí cụ thể

Tất cả những chi phí trên đều cần phải lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê rõ ràng chi tiết. Trong trường hợp đây là số tiền đóng góp vốn của nhiều người, lúc này hãy cố gắng nêu rõ và thỏa thuận thỏa đáng về vai trò của từng cổ đông trong quán. Đồng thời cũng đừng quên có thêm phần kế hoạch dự phòng trường hợp quán cafe chưa có lãi, hay bị lỗ trong những tháng đầu.

4.  Xác định vị trí của quán cafe

Với loại hình và quy mô đã được chọn ở bước 1, hãy khoanh vùng khu vực có thể đặt vị trí quán cafe và tìm kiếm vị trí thích hợp, sau khi tìm được địa điểm, việc tiếp theo chúng ta cần làm là đo đạc và lên thiết kế sơ bộ cho mặt bằng quán.

5. Lên kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết lựa chọn thực đơn hiệu quả

  • Lên menu thực đơn phù hợp với đối tượng và mô hình mà bạn đã chọn
  • Đa dạng hóa thực đơn nếu có thể
  • Cần có kế hoạch đổi mới, cập nhật và nắm bắt xu hướng thị trường đồ uống.

6. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về phân tích thị trường

Phân tích chi tiết và kỹ càng thị trường và khách hàng là cách tốt nhất để có thể lập kế hoạch kinh doanh quán café của riêng bạn một cách khả thi.

  • Tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng, của dân cư trong vùng, mức thu nhập trung bình, xu hướng tiêu dùng… sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp về giá thành, khẩu vị đồ uống và các dịch vụ đi kèm như tổ chức tiệc sinh nhật, trang trí theo yêu cầu, cho thuê gặp mặt hội nhóm…
  • Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là những quán kinh doanh đồ uống, quán cafe… xung quanh về giá cả, thời gian mở cửa, điểm mạnh, điểm yếu để có những định hướng cần thiết.

7. Lên menu đồ uống và tìm nhà cung cấp

Dựa vào đặc điểm khách hàng và mô hình quán cafe bạn lựa chọn từ đó lên menu đồ uống sao cho hợp lý. Ngoài ra bạn hãy định khoảng giá đồ uống là bao nhiêu, menu phải đảm bảo có sự khác biệt và phong phú

Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê tìm các nhà cung cấp nguyên liệu cho cửa hàng đảm bao nguồn nguyên liệu sạch, tươi ngon và phong phú

Menu đồ uống phù hợp với định hướng kinh doanh

Từng bước lập bản kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết (Phần I)

8. Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê về quảng cáo, tiếp thị

Bạn muốn cửa hàng của mình hoạt động tốt thì cần có kế hoạch quảng cáo cho quán của mình. Hãy lên kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết về quảng cáo trên mạng xã hội, hoặc báo mạng, báo giấy nếu bạn có nhiều kinh phí. Có thể dùng các biện pháp khuyến mại, miễn phí… khai trương để thu hút khách hàng.

9. Quản lý điều hành quán cafe

Đây cũng là phần quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê, giúp quán hoạt động tốt mà không gặp trục trặc. Những điều cần lưu ý là các quy định chung của quán, quy định với nhân viên, cách thức đào tạo, lịch làm việc, mức lương, các mức khen thưởng… đều cần chi tiết và rõ ràng.

10. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán cafe

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Những loại thuế phải nộp: thuế môn bài, thuế giá trị gia tắng, thuế thu nhập doanh nghiệp

6.Chọn mô hình kinh doanh cà phê

Khi bạn thực sự muốn mở quán cà phê thì việc lựa chọn mô hình quán cà phê chính là yếu tố quyết định đến phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Hiện nay có rất nhiều kiểu quán cà phê cho bạn lựa chọn khi có ý định mở quán cà phê và kinh doanh mặt hàng này tiêu biểu phải kể đến như:

  • Quán cà phê Take Away,
  • Cà phê container,
  • Quán cà phê thương hiệu,
  • Cà phê âm nhạc,
  • Cà phê sân vườn.
5 mô hình kinh doanh quán cafe kết hợp thu lợi nhuận khủng

7.Dự trù chi phí cho việc mở quán

Hầu hết những bạn chủ quán cafe, từ đơn vị nhỏ lẻ mà mình có dịp tiếp xúc, thì hầu hết đều là tay ngang về quản trị, sau đó có đi học thêm những khóa pha chế, đầu bếp bên ngoài và ra mở tiệm. Một số khác thì từng có thời gian làm ở quán ở các vị trí như thu ngân, pha chế, nắm được công thức rồi cũng ra lập nghiệp riêng.
Nên, hầu hết điểm yếu các bạn là Tài Chính.

1. Chi Phí Mặt Bằng

Rõ ràng, cái này là thấy ngay trước mắt.

Thứ 1, 1 điều ít ai chú ý, là ngành FnB, bạn sẽ cần tái tu bổ thường xuyên, nên phải có 1 khoản dự phòng cho việc này, chưa kể nhiều khi làm vài tháng, phát hiện concepts không hợp lý và phải tái sửa chữa lại quán, nếu lúc đó hết tiền thì…

Thứ 2, 1 điều nữa là để quán thu về đủ vốn đã đầu tư ban đầu, bạn phải giữ được mặt bằng ít nhất 3 năm trở lên, tức khi thuê phải chú ý thuê dài hạn MB, cũng đồng nghĩa thực tế tiền cọc và tiền ứng trước khoản thuê sẽ lớn; chứ không như đi thuê nhà hay VP để làm việc là 1 tháng tiền nhà, 2 tháng tiền cọc đâu. Kiểu đó thì chủ nhà họ lấy lại nhà, cùng lắm bồi thường gấp đôi tiền cọc là hết (nếu đàng hoàng), tức 1 tháng bạn thuê 20tr, thì chỉ được bồi hoàn 80tr, nhưng decor quán cafe cũng toàn trăm triệu trở lên, chưa kể chi phí marketing kéo khách đến quán, tức 100% bạn lỗ nặng rồi đấy.

Vì khoản phí này nặng nếu bạn cần đủ vốn an toàn, nên người kinh doanh lâu năm, ai cũng nói ngành FnB cần nhiều vốn là vậy, khoản khởi nghiệp vài trăm triệu ngành này thực sự quá mong manh, khởi nghiệp sẽ rất vô cùng hên xui, kiểu đánh bài.

2. Chi phí sửa chữa lại mặt bằng

Nhiều nơi phải làm lại cả cống thoát nước, đập cả mặt bằng vì hư hỏng do đơn vị cũ làm, xây mới luôn đấy.

Nếu đập xây mới, cân nhắc:

– Công xây dựng

– Lắp Kính

– Mua Bàn Ghế

– Ốp bảng hiệu Alu trước quán

– Làm trần Thạch Cao

– Đi hệ thống điện – máy lạnh trong nhà

– Làm đường ống nước

– Sơn nhà

– Phí đầu tư làm toalet (mua bồn cầu, lavabo, lót gạch…)

– Làm cửa cuốn

– Gắn hệ thống phun sương (nếu sân vườn)

– Thi công tiểu cảnh (phun nước,…)

– Phí gắn dàn đèn

– Phí hệ thống loa.

3. Chi phí decor, trang trí mặt bằng

Thường gồm 

– Dán Tường

– Đồ Decor (bể cá, chậu cảnh, cây cối,…)

– Tủ Kệ Treo Tường

– Tivi (nếu cần)

– Hộp đèn (nếu cần nổi bật buổi tối)

– Quạt Hút

– Vẽ Tường

– Đèn Trang Trí

Thực tế nếu bạn khoán hết cho 1 đơn vị thi công thiết kế nội thất, thì lọ cân tất hết, bạn chỉ trả 1 khoản phí duy nhất mà thôi.

Vậy vấn đề cần rõ ràng ở đây là gì, bạn phải có bản concept quán sẽ làm trong tay rồi mới dự tính sẽ thuê mặt bằng thế nào, size,… đáp ứng được concept đó, xem đủ tiền không? Rồi mới đi thuê nhé. Thực tế, anh em toàn làm ngược, thuê mặt bằng trước rồi suy nghĩ decor thế nào (rất hay lên mấy cái group FnB hỏi, mình thấy riết cũng nhàm)

Lưu ý, với những quán cafe sang trọng, thì mức giá cho việc thiết kế và nội thất sẽ cao hơn.

4. Chi phí lắp đặt quầy thu ngân, quầy bar, setup bếp.

3 yếu tố quan trọng nhất của FnB

Bạn sẽ cần phải bỏ ra một số tiền cần thiết để chi vào việc mua các trang thiết bị: quạt thông gió, quầy pha chế, hệ thống điện nước, cốc, chén,…

Quầy Bar Thường gồm

– Máy pha cafe

– Máy xay cafe

– Máy xay sinh tố 2 cối

– Máy ép hoa quả

– Thùng đá

– Dụng cụ pha chế, ly tách

– Kệ Ly, Bồn rửa ly

– Kệ để cafe

– Bảng đèn Menu.

….

Quầy Thu Ngân thường gồm 

– Máy tính tiền

– Máy in bill

– Két tiền

– Loa, Amply

– Máy in văn bản (laser A4)

Ở quán cũng nên đầu tư thêm 1 máy chiếu, tiện cho thuê ai đó cần làm tiệc, event,…

5. Chi phí đăng ký kinh doanh quán

– Nếu đăng ký hộ cá thể, bạn đóng khoán phí hàng tháng.

– Nếu đăng ký doanh nghiệp (phải nhắm liệu có thể mua NVL có hóa đơn đầu vào không, vì chỉ mua nhiều mới có) thì đăng ký dạng doanh nghiệp, đóng thuế môn bài và hàng năm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu đi dạng doanh nghiệp, thì nên dự trù khoản phí cho việc báo cáo thuế hàng tháng, phí thành lập công ty,… tầm 10tr lo hoàn tất cho việc này.

– Phí đăng ký bảo hộ Logo và tên thương hiệu quán

(thường 2 – 3tr cho việc đăng ký bảo hộ)

– Phí an ninh đô thị/tháng (không mốt để xe nó hốt ráng chịu)

6. Chi phí mua NVL ban đầu cho quán

Quán cafe khi đã đi vào hoạt động thì chi phí lớn nhất sẽ là nguyên vật liệu pha cafe. Hãy tính toán kỹ khoản này nhé

Nên dự trù dư ra, để đảm bảo kể cả khi quán ế khách, NVL đổ bỏ, bạn vẫn còn đủ tiền để tiếp tục nhập NVL về phục vụ khách nhé, nhất là kinh doanh những món ăn dạng thực phẩm tươi.

7. Chi Phí Khai Trương quán

8. Chi Phí Marketing bắt buộc có ban đầu để kéo khách

Nhiều người vì thiếu cái này, dẫn đến quán ế khách, cũng không có tiền bung để kéo khách về, dù món ngon, đồ uống hấp dẫn. Thời buổi hữu xạ tự nhiên hương, lâu lắm!!!

9. Quỹ lương nhân viên hàng tháng

Thường gồm các vị trí cơ bản

– Quản lý

– Pha chế

– Phục vụ

– Thu ngân

– Bảo vệ

Bạn nên ước lượng 1 khoản tiền đủ khả năng thanh toán lương tối thiểu 3 tháng cho tất cả anh em, để yên tâm là quán vận hành ổn dù ế khách ban đầu, không lo thiếu tiền trả lương người ta.

10. Chi Phí Vận Hành khi quán hoạt động

Thường gồm các khoản cơ bản

– Phí internet

– Phí điện, nước, rác

– Phí truyền hình cáp, K+ (nếu có chiếu đá banh)

– Phí in ấn (vouhcer, tờ rơi,…)

– Phí mua sắm vật dụng quán (bao nylon đựng rác, nước lau sàn, khăn lau bàn…) vì những đồ này rất may hết, hay hư trong tháng

8.chọn mặt bằng mở quán cafe

Kinh doanh cà phê là loại hình mang lại lợi nhuận khá tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận tốt bao giờ cũng đi kèm với mức độ cạnh tranh cao. Để giảm tối đa rủi ro, gặt hái được thành công lớn, bạn phải chuẩn bị tốt rất nhiều khâu. Trong đó, mặt bằng quán cafe yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh cà phê

Tư vấn 14 bước chọn mặt bằng để mở quán cafe, nhà hàng

XEM THÊM: Kinh Doanh Điện Thoại Di Động -Top Những Ý Tưởng Tuyệt Vời Cho Bạn

KẾT LUẬN:

Bài viết trên đây là những chia sẻ thực tế của một chủ quán cafe đã từng vấp ngã và tự đứng lên trong quá trình kinh doanh của mình. Để tránh khỏi những sai sót trong khâu quản lý quán, bạn cũng nên tham khảo qua các giải pháp ứng dụng công nghệ vào vận hành sao cho hiệu quả nhé.

Nguồn: retrocoffee,bonjourcoffee,jarvis,goido,…..

xem thêm : Bí Quyết Kinh Doanh Mỹ Phẩm -Thành Công

Kienthưc5s

Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa

Từ Khóa Liên Quan :

kinh doanh quán cafe
kinh doanh quán cafe nhỏ
kinh doanh quán cafe kết hợp
kinh doanh quán cafe có lãi không
kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán cafe cần những gì
kinh doanh quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán cafe cần giấy tờ gì
kinh doanh quán cafe hiệu quả
kinh doanh quán cafe bida
kinh doanh quán cafe với 50 triệu
kinh doanh quán cafe vốn 100 triệu
kinh doanh quán cafe cóc
kinh doanh quán cafe có lời không
kinh doanh quán cafe cần giấy phép gì
kinh doanh quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán cafe bình dân
kinh doanh quán cafe bóng đá
kinh doanh quán cafe bánh ngọt
kinh doanh quán cafe internet
kinh doanh quán cafe kết hợp
kế hoạch kinh doanh quán cafe sách
kinh doanh quán cafe tại nhà

Tags: cafe cóckinh doanhkinh doanh cafekinh nghiệmmở quán cafequán cafe
Share241Tweet151
Quay trở về

Kinh Doanh Điện Thoại Di Động -Top Những Ý Tưởng Tuyệt Vời Cho Bạn

Bài tiếp theo

Kinh Doanh Đồ Ăn Vặt -Kinh Nghiệm Kiếm Tiền Quý Băú

Cập nhật | Bài viết

Image 8
Kiến Thức Tiktok

Cách Lên Xu Hướng TikTok Nhanh Nhất Mới Chơi TikTok

1.2k
Kinh Doanh Nuoc Hoa 1
Kiến Thức Kinh Doanh

Kinh Doanh Nước Hoa, Những Ý Tưởng Mới Cho Bạn

1.4k
Kinh Doanh Do Go My Nghe 1
Blog

Kinh Doanh Đồ Gỗ Mỹ Nghệ, Cho Người Mới Bắt Đầu Kinh Doanh

1.5k
Mu Non Thoi Trang 1
Blog

Để Kinh Danh Mũ Nón Thời Trang Các Bạn Nên Tham Khảo

1.7k
Mo Quan Vit Quay 1
Blog

Kinh Nghiệm Mở Quán Vịt Quay Đông Khách Nhất Cho Các Ban

1.7k
Kinh Doanh Ca Canh 1
Blog

Bí Quyết Kinh Doanh Cá Cảnh, Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Cá Cảnh

1.7k
Bài tiếp theo
Kinh Doanh Do An Vat 3

Kinh Doanh Đồ Ăn Vặt -Kinh Nghiệm Kiếm Tiền Quý Băú

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Phổ Biến

  • 3 Mo Quan Bun Dau Mam Tom 1

    Bí Quyết Mở Quán Bún Đậu Mắm Tôm, Cửa Hàng Bún Đậu Mắm Tôm

    1350 shares
    Share 540 Tweet 338
  • Kiến Thức Tổng Hợp Những Cách Bán Hàng Trên Shopee Hiệu Quả Cho Ai Muốn Kinh Doanh

    1327 shares
    Share 531 Tweet 332
  • Mở Quán Trà Sữa Cần Những Gì Và Chi Phí Bao Nhiêu Kinh Nghiệm Quý Băú Cho Người Mới

    1319 shares
    Share 528 Tweet 330
  • 20+ Hình Ảnh Tình Yêu – Siêu Đẹp Lãng Mạn

    1285 shares
    Share 514 Tweet 321
  • Cách Đổi Tên Facebook,Đơn Giản Và Nhanh Nhất

    1202 shares
    Share 481 Tweet 301
  • Kinh Nghiệm Mở Quán Cháo Lòng,Thực Tế Hiệu Quả

    1169 shares
    Share 468 Tweet 292
  • Kinh Doanh Giày Dép Dịp Tết Siêu Lời – Cho Người Đam Mê Kiếm Tiền

    740 shares
    Share 296 Tweet 185
  • Kinh Doanh Trái Cây, Kinh Nghiệm Buôn Hoa Giả – Dịp Tết Nguyên Đán Lợi Nhuận Cao

    721 shares
    Share 288 Tweet 180
  • Kinh Nghiệm Kinh Doanh Hạt Giống Cây Trồng, Không Phải Ai Cũng Biết

    698 shares
    Share 279 Tweet 175
  • Ý Tưởng Kinh Doanh – Kinh Doanh Bánh Ngọt Vốn Ít Siêu Lời

    650 shares
    Share 260 Tweet 163
Kiến Thức 5s

Kiến Thức 5s là một Website tổng hợp, chuyên viết & chia sẻ. Blog này chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, marketing, phần mềm marketing online…

Chuyên mục

  • Blog
  • Hình Ảnh
  • Kiến Thức Facebook
  • Kiến Thức Instagram
  • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Kiến Thức Tiktok
  • Kiến Thức Youtube
  • Những Câu Nói Hay
DMCA.com Protection Status

Theo dõi tôi

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
  • Chuyên Mục
  • Chủ Đề Khác
  • Liên Hệ

Copyright 2021 © Kienthuc5s.com – All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Blog
  • Kiến Thức Hay
    • Kiến Thức Instagram
    • Kiến Thức Tiktok
    • Kiến Thức Facebook
    • Kiến Thức Youtube
    • Kiến Thức Kinh Doanh
  • Chuyên Mục
    • Mẹo Hay
    • Phần Mềm Marketing
    • Dịch Vụ Uy Tín
  • Chủ Đề Khác
    • Hình Ảnh
    • Bất Động Sản
    • Những Câu Nói Hay
    • Phần Mềm Miễn Phí
  • Liên Hệ

Copyright 2021 © Kienthuc5s.com – All rights reserved.