Gạo là một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhu cầu về mặt hàng này khá cao và ổn định, không có nhiều biến động, đặc biệt ở khu vực thành thị. Do đó, các cửa hàng kinh doanh gạo cũng trở nên phổ biến. Vậy có nên bắt đầu kinh doanh gạo? Và một khi đã kinh doanh thì làm thế nào để tăng sức cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng
Nghiên cứu thị trường, lựa chọn địa điểm kinh doanh gạo
Vào lúc bắt đầu mở đại lý gạo, vấn đề đầu tiên tôi suy nghĩ tới đó là đặc điểm của thị trường xung quanh nơi mình bán. Vị trí mà tôi đặt cửa hàng là nơi có đông dân cư, vừa gần chợ lại vừa có giao thông khá thuận tiện.
Sau tầm khoảng 3-4 tháng kinh doanh, tôi rút ra được kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo hay đại lý gạo quan trọng nhất chính là địa điểm. Nhờ nằm trong khu vực tập trung dân cư nên lượng khách hàng của tôi luôn đông và ổn định, hơn nữa vị trí cửa hàng thuận tiện nên nhiều khách thường ưa thích đến lấy gạo chỗ tôi hơn là các đại lý gạo khác.
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo lâu năm thì ngoài đối tượng khách hàng chính là các hộ gia đình, một lời khuyên hữu ích là bạn nên chú ý tới nhóm khách hàng tiềm năng khác như các quán ăn, nhà hàng, hoặc những cơ sở chế biến thức ăn.
Kinh doanh gạo có lời không
Chắc chắn đây là câu hỏi bạn quan tâm nhất và sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định có nên bắt đầu kinh doanh gạo của bạn. Bởi lợi nhuận là động lực lớn nhất để mỗi người bắt tay vào kinh doanh một mặt hàng nào đó. Vậy với gạo, để biết lợi nhuận của công việc kinh doanh sản phẩm này ra sao, chúng ta cùng phân tích những khía cạnh tác động đến lợi nhuận.
– Nguồn nhập hàng:
Đây là yếu tố tác động khá nhiều đến lợi nhuận bạn đạt được. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận thì bạn cần tìm được nguồn nhập hàng giá tốt. Nếu bạn kinh doanh theo mô hình nhỏ lẻ, mục đích chỉ để kiếm thêm thu nhập phụ từ cửa hàng, thì sẽ thường nhập ở những đại lý cấp 1, khá thuận tiện và không mất công tìm kiếm. Ngược lại, nếu bạn muốn đầu tư có mô hình kinh doanh gạo rộng hơn, quy mô hơn thì chắc chắn để tạo được nhiều lợi nhuận thì bắt buộc cần tìm nguồn nhập tận gốc để có giá ưu đãi và chiết khấu cao.
– Chi phí kinh doanh
Trong khoản chi phí này có chi phí cố định (ví dụ như tiền thuê mặt bằng, điện nước, thuê nhân viên,…) và chi phí không cố định(chi phí tiếp thị, bán hàng). Bạn cần ghi rõ từng mục. Và chi phí này cũng phụ thuộc vào quy mô đầu tư của bạn. Theo các chủ cửa hàng quy mô ở mức độ vừa và trung bình thì chi phí kinh doanh được tính toán bình quân sẽ khoảng 1500 đồng đến 2000 đồng trên 1 kg gạo.
– Giá bán ra
Thông thường bạn sẽ cần khảo sát thị trường để có mức giá hợp lý nhất, với sản phẩm gạo thì sự cạnh tranh về giá không cao mà chủ yếu cạnh tranh tạo nên từ chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, mức giá bán ra không nhiều biến động và khác biệt so với đối thủ. Tuy nhiên, ở đây nhiều khi mức giá sẽ thay đổi theo số lượng bán, nếu bạn bán cho người tiêu dùng nhỏ lẻ, số lượng ít thì có thể giá sẽ cao hơn so với việc bán số lượng lớn cho những cửa hàng ăn uống, căng tin của công ty, trường học. Và tuy bán với mức giá thấp hơn nhưng lãi trên một lần bán của bán sẽ cao hơn, vì số lượng đầu cân lớn.
Các bước cần chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh gạo
Xác định khách hàng mục tiêu, quy mô kinh doanh
Đây là bước đầu tiên bạn cần suy nghĩ đến vì khách hàng mục tiêu sẽ chi phối tới sản phẩm gạo bạn nhập về, vị trí cửa hàng bạn chọn để kinh doanh, số lượng vốn bạn cần bỏ ra và các dịch vụ kèm theo. Thông thường, với kinh doanh gạo thì sẽ chia theo nhóm đối tượng cá nhân và nhóm đối tượng tập thể, ở mỗi nhóm, mình lại lựa chọn những phân khúc khách hàng nhỏ hơn, cụ thể hơn.
Thứ nhất, với nhóm khách hàng cá nhân, họ thường là những hộ gia đình nhỏ lẻ, mua với số lượng ít nhưng tần suất thường xuyên. Ở nhóm đối tượng này lại chia thành:
– Khách hàng là văn phòng, viên chức
Với nhóm khách hàng này thì tiêu chí chọn gạo của họ là chất lượng và an toàn. Họ thường cân nhắc tới nguồn gốc của các loại gạo, có sạch không, có truy xuất được nơi trồng không có tên tuổi không, hay có phải gạo organic không. Chính vì vậy, ưu tiên số một là những loại gạo chất lượng cao, giá thành cao, thương hiệu gạo có uy tín, đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc Organic. Tệp khách hàng này tập trung chủ yếu ở thành thị, khu vực trung tâm.
– Khách hàng là lao động phổ thông
Với những người dân lao động phổ thông thì giá cả là yếu tố họ cân nhắc đầu tiên. Do vậy khi nhập gạo bán cho đối tượng này thì bạn cần nhập gạo có chất lượng tương đối và giá thành cạnh tranh. Những người dân lao động thì sẽ có mặt ở cả thị trường nông thôn và thành thị.
Thứ hai, đối với nhóm khách hàng tập thể thì bạn có thể hướng tới những tệp sau:
– Bếp ăn của các khu công nghiệp, công ty
Số lượng gạo tiêu thụ đối với nhóm khách hàng này rất lớn, mỗi tháng có thể lên tới hàng tấn. Mỗi công ty sẽ yêu cầu những loại gạo khác nhau, thông thường sẽ là loại gạo cơ bản, giá cả tầm trung.
– Căng tin trường học hay các cơ quan
Số lượng tiêu thụ ít hơn so với các doanh nghiệp, tuy nhiên với đối tượng này thì yêu cầu về chất lượng sẽ khắt khe hơn, cần có giấy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hạt gạo cũng ngon hơn so với bếp ăn công nghiệp.
– Quán cơm, nhà hàng
Với mỗi quán cơm, nhà hàng họ cũng lựa chọn những tập khách hàng mục tiêu riêng của họ, nên ở đây bạn cần cân nhắc kỹ giữa sản phẩm mình cung cấp với nhu cầu của từng quán ăn để có được những hướng tiếp cận phù hợp nhất. Ví dụ như với cách tiếp cận những nhà hàng 3 sao chắc chắn sẽ khác hướng tiếp cận với các quán ăn bình dân.
Mở kịnh doanh gạo cần bao nhiêu vốn
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và quy mô kinh doanh thì bạn sẽ hiểu được mình sẽ nhập những sản phẩm gì về bán, số lượng bao nhiêu, từ đó khoanh vùng được khoản vốn bạn cần chuẩn bị để đầu tư. Nếu như bắt đầu kinh doanh, chưa có kinh nghiệm nhiều, thì không nên nhập hàng với số lượng quá lớn, mà hãy khảo sát thị trường bán lẻ xung quanh, xem họ tập trung bán những loại gạo gì, sau đó nhập một số lượng vừa phải để xem quá trình tiêu thụ diễn ra như thế nào.
Có nên mở cửa hàng bán gạo khi vốn ít? Theo tôi, số vốn bỏ ra của bạn còn tùy thuộc vào quy mô cửa hàng là lớn hay nhỏ, chính vì thế bạn cần xác định rõ quy mô để tránh tình trạng thiếu hụt vốn. Về nguồn hàng, bạn nên lấy từ các đại lý cấp 1 ở gần nơi kinh doanh.
Có một điều mà tôi thấy nhiều chủ cửa hàng khi mới kinh doanh gạo mắc phải, đó là nhập nhiều các loại gạo về để kinh doanh, nhưng lại không nắm được nhu cầu khác nhau về gạo của người tiêu dùng trên thị trường. Để tránh mắc phải sai sót này, theo tôi bạn nên tìm hiểu những loại gạo được ưa chuộng tại khu vực xung quanh để có chiến thuật nhập hàng hợp lý
Yếu tố không thể bỏ qua khi mở cửa hàng kinh doanh gạo
Để việc mở cửa hàng kinh doanh gạo thành công, chắc chắn bạn không thể bỏ qua 4 yếu tố sau:
+ Nghiên cứu thị trường: Hãy xem xét đặc điểm dân số gần nơi kinh doanh dự tính; địa điểm kinh doanh có giao thông thuận tiện hay không, có gần chợ, công sở, trường học, bệnh viện hay các khu công nghiệp không?…
+ Dự trù chi phí: Xác định xem mặt bằng thuê hay có sẵn; chi phí cho kệ, sập, đồ đạc; chi phí sửa sang và trang trí cửa hàng; chi phí cho việc lấy hàng; chi phí giao hàng và các chi phí khác.
+ Tìm nguồn hàng: Tìm kiếm thông tin về nguồn lấy gạo giá gốc, so sánh giá với giá chung trên thị trường để ước tính % lợi nhuận.
+ Triển khai: Đăng ký kinh doanh gạo và nộp thuế môn bài, bày trí cửa hàng, thuê nhân sự, tiếp thị, quảng cáo.
Tìm kiếm nguồn cung cấp gạo
Tìm được nguồn cung cấp gạo uy tín, chất lượng và giá thành hợp lý là điều cực kỳ quan trọng trong kinh doanh, vì nó vừa ảnh hưởng đến tên tuổi của cửa hàng bạn, vừa tác động đến doanh thu, lợi nhuận. Nếu ngay từ đầu bạn đã nhập hàng từ nơi cung cấp kém chất lượng, chuyên bán những gạo pha trộn, không đảm bảo, thì lượng khách hàng sẽ giảm dần và rất khó lấy lại lòng tin của khách hàng.
Nếu bạn nhập với số lượng lớn khoảng đầu chục tấn thì bạn có thể nhập từ các kho gạo là tốt nhất, vì nguồn cung uy tín, giá rẻ hơn rất nhiều so với các đại lý.
Nếu bạn nhập với số lượng vừa phải và muốn đảm bảo nếu gạo có xảy ra vấn đề gì dễ giải quyết thì bạn nên nhập ở các đại lý cấp 1.
Chọn địa điểm kinh doanh
Với kinh nghiệm của những người kinh doanh gạo lâu năm thì họ nói rằng địa điểm kinh doanh chính là yếu tố quan trọng hàng nhất, nên bạn cần cân nhắc chọn địa điểm thật kỹ càng. Việc chọn địa điểm bị chi phối bởi đối tượng khách hàng bạn hướng đến, nếu bạn muốn bán cho nhóm khách hàng cá nhân thì cần chọn những nơi dân cư đông đúc, gần chợ thuận tiện mua bán.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh gạo
Khi mở cửa hàng kinh doanh gạo, trước tiên bạn cần làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh gạo và nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ này bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia mở cửa hàng kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp mở cửa hàng kinh doanh gạo do một nhóm cá nhân thành lập.
Trong đó, nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm các nội dung sau:
- a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ mở cửa hàng kinh doanh gạo;
- b) Ngành, nghề kinh doanh – kinh doanh gạo;
- c) Số vốn mở cửa hàng kinh doanh gạo;
- d) Họ, tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký của các cá nhân mở cửa hàng kinh doanh gạo.
Một số lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh gạo – Đừng bỏ qua
Khi mở cửa hàng gạo, bên cạnh vốn, thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
Lưu ý về tên cửa hàng:
Khi đặt tên cho cửa hàng gạo, bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau:
– Tên cửa hàng phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Tên riêng cửa hàng không chứa từ ngữ , ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
– Tên cửa hàng có thể dùng từ viết tắt hay sử dụng tên tiếng anh và không được trùng lặp với tên của cửa hàng khác trong phạm vi cấp huyện.
Lưu ý về vốn mở cửa hàng gạo
– Mở cửa hàng gạo cần bao nhiêu vốn là một trong những băn khoăn hàng đầu của mọi người khi có ý tưởng mở quán gạo. Bởi vì, ai cũng muốn biết là chi phí cụ thể cần bao nhiêu để chuẩn bị đầy đủ, tránh trường hợp bị thiếu hụt vốn khi mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn, bởi mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng. Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng.
– Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở quán gạo, bạn thường sẽ cần khoảng từ 40 cho đến 100 triệu tùy vào khả năng tính toán cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng gạo của từng người.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh
– Khi mở cửa hàng gạo thì đều cần lưu ý đến vấn đề đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bạn cần chọn ra ngành nghề phù hợp với việc buôn bán gạo để đăng ký, như vậy mới có thể kinh doanh theo đúng quy định. Nếu đăng ký ngành nghề không phù hợp với yêu cầu buôn bán, kinh doanh thực phẩm, cửa hàng của bạn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
Lưu ý về kế hoạch kinh doanh:
– Nếu bạn muốn cửa hàng gạo của mình thuận lợi đi vào hoạt động ngay từ đầu thì đừng bỏ qua công đoạn lập phương án kinh doanh gạo. Bởi vì việc lập một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn biết mình cần chuẩn bị, mua những gì, cửa hàng cần những gì, chi phí mua dụng cụ là bao nhiêu hay tất cả những vấn đề nhỏ liên quan khác như nhập nguyên vật liệu ở đâu, cần làm gì, xin giấy phép gì, trang trí quán gạo ra sao. Ngoài ra, nếu bạn có tuyệt chiêu kinh doanh gạo riêng thì có thể tận dụng để tăng lượng người mua cho cửa hàng của mình.
Lưu ý khi thuê cửa hàng
– Bạn cần chuẩn bị mặt bằng để mở cửa hàng bán gạo sạch, nếu bạn không có sẵn cửa hàng hoặc mặt bằng thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Bạn nên chọn vị trí mặt tiền, gần đường lớn, gần trung tâm hay khu vực đông dân cư. Bởi vì vị trí cửa hàng ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh cũng như khả năng buôn bán của cửa hàng. Do đó, bạn cần cân nhắc ký lưỡng khi thuê.
Lưu ý về các loại thuế phải đóng
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh gạo, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất như:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
Kinh nghiệm bán hàng kinh doanh gạo
– Muốn bán hàng hiệu quả thì tiếp thị phải thật xuất sắc
Phải công nhận rằng trong kinh doanh thì vị trí, địa điểm rất quan trọng vì đó là một trong những hình thức tiếp thị trực quan nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều cách thức bạn có thể áp dụng để quảng bá sản phẩm để mặc dù nhiều cửa hàng ở vị trí không mấy thuận mắt nhưng họ vẫn bán hàng rất tốt.
+ Tạo ra chương trình dùng thử sản phẩm
Cách thức này đặc biệt phù hợp khi bạn mới bắt đầu kinh doanh gạo, đó là việc bạn có chương trình dùng thử gạo miễn phí tại chính cửa hàng hoặc bạn sẽ đến từng nhà tiếp thị sản phẩm dùng thử. Tuy cần đầu tư chút vốn và công sức nhưng hiệu quả khá cao. Chỉ cần nhận túi gạo miễn phí từ bạn, và dịch vụ ship hàng tận nhà thì chắc chắn số lượng khách hàng biết và sẵn sàng mua thử gạo từ cửa hàng bạn sẽ tăng cao. Tuy nhiên, một lưu ý là sản phẩm phải phù hợp với đối tượng bạn tiếp thị (chất lượng, giá cả).
+ Tận dụng những mối quan hệ có sẵn
Đây chính là nguồn khách hàng sẵn sàng đến ủng hộ bạn trong những ngày mở cửa đầu tiên và cũng là lượng khách hàng trung thành nếu sản phẩm và sự phục vụ của bạn thỏa mãn họ. Đồng thời những mối quan hệ này cũng nguồn quảng bá sản phẩm của bạn đến những người họ quen biết để tăng độ nhận diện, tin cậy đến với cửa hàng gạo của bạn.
+ Tiếp thị vào nhóm đối tượng tập thể (doanh nghiệp, trường học, cơ quan)
Để tiếp thị tốt ở những nơi như vậy bạn cần có mối quan hệ và những giấy tờ chứng minh sản phẩm bạn cung cấp thật sự phù hợp với nhu cầu của họ. Mối quan hệ sẽ đến từ những người bạn quen biết hoặc do chính bạn tạo dựng. Giấy tờ chứng minh cần có đó là giấy chứng minh an toàn thực phẩm, hóa đơn xuất, chứng nhận về chất lượng gạo,…
Tiếp thị thành công sẽ tạo bước đà cho doanh số của bạn tăng nhanh chóng, chính vì vậy đừng giữ tư tưởng rằng gạo ngọn khách sẽ tự đến. Không, trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, khách hàng cần được tiếp cận và chăm sóc càng chu đáo, càng tỉ mỉ thì họ mới biết bạn là ai để đến mua tại cửa hàng bạn.
– Thúc đẩy nhu cầu bằng những khuyến mại
Khuyến mại để tăng nhu cầu của khách hàng và tăng sự cạnh tranh với những đối thủ xung quanh. Thông thường ở những cửa hàng gạo, những khuyến mãi có thể là: giảm giá sản phẩm, giảm giá khi mua với số lượng nhiều, hoặc tặng kèm (mua 10 kg gạo tặng 2 kg),… Những chương trình như vậy sẽ được ấn định áp dụng vào một số thời điểm để tăng doanh thu và tăng tiêu dùng nếu như bạn thấy kho còn nhiều hàng tồn và muốn nhập hàng mới.
xem thêm: Kiến Thức Tổng Hợp Những Cách Bán Hàng Trên Shopee Hiệu Quả Cho Ai Muốn Kinh Doanh
xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Quạt, Nắng Nóng Kéo Dài Quạt Lên Ngôi
KẾT LUẬN :
Kinh doanh gạo sẽ tạo ra lợi nhuận nếu như bạn biết cách đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc tìm hiểu thị trường, khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Nhanh.vn hi vọng bài viết này sẽ thực sự giúp ích cho công việc kinh doanh gạo của bạn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn:nhanh,kiotviet,namvietluat,sapo,internet….
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh gạo
kinh doanh gạo online
kinh doanh gạo thành công
kinh doanh gạo bán lẻ
kinh doanh gạo lứt
kinh doanh lúa gạo
cách kinh doanh gạo hiệu quả
cách kinh doanh gạo
kinh doanh cám gạo
kinh doanh rượu gạo
kinh doanh gạo bán lẻ
kinh doanh gạo cần những gì
kinh doanh gạo có lãi không
kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn
kinh doanh gạo cần điều kiện gì
kinh doanh gạo campuchia
kinh doanh gạo thành công
kinh doanh gạo online
kinh doanh gạo nhượng quyền
kinh doanh gạo sạch